Chiều 25/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung cơ chế miễn trừ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân quyết định việc đầu tư, quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng phục vụ cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đối số khi xảy ra thất thoát, lãng phí mà không có nguyên nhân từ tham nhũng, tiêu cực.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về ưu đãi thuế cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; về phát triển công nghệ chiến lược; bổ sung quy định về miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Sáng 13/2, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mỗi giai đoạn cách mạng phải có bộ máy để thực thi đường lối, chính sách pháp luật, bảo đảm mục tiêu cho từng giai đoạn phát triển. Đây là thời điểm vàng triển khai tinh gọn, sắp xếp bộ máy để đạt được các mục tiêu đề ra, trong đó có mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.
Chiều 12/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan cần lưu ý khắc phục việc phân bổ nguồn vốn dàn trải, không hiệu quả; bảo đảm việc phân bổ hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực.
Sáng 9/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, đa số các đại biểu đồng tình với tính cấp thiết phải có nghị quyết thí điểm xong đều mong muốn mở rộng hơn phạm vi điều chỉnh.
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 34, ngày 12/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định 4 nhóm lĩnh vực với tổng số 14 cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, trong đó có 4 chính sách đề xuất mới phù hợp thực tiễn phát sinh của tỉnh.
Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết nghị 5 chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, trong đó có tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) lên không quá 70% tổng mức đầu tư, áp dụng cho 1 dự án thuộc địa phận tỉnh Thái Bình.
Quốc hội giao Chính phủ quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước; hủy bỏ, thu hồi về ngân sách nhà nước các khoản chuyển nguồn không đúng quy định, không có nhu cầu sử dụng hoặc quá thời gian giải ngân theo quy định.
Liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù cho TP Hồ Chí Minh, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, cần đưa ra những cơ chế, chính sách đủ mạnh, vượt trội với thời hạn nhất định để tạo điều kiện cho TP Hồ Chí Minh có sự phát triển đột phá hơn trong thời gian tới.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, dự thảo Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng quy định không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng liên tục trở lên để bảo đảm chặt chẽ.
Liên quan nội dung trung tâm y tế cấp huyện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần thống nhất trên cơ sở nguyên tắc giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý trung tâm y tế cấp huyện; đồng thời, đề nghị Chính phủ có lộ trình thực hiện bảo đảm tính khả thi.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần làm rõ 2 nội dung của dự án Luật Đầu thầu là đấu thầu phải bảo đảm lợi ích tối đa của người được mời thầu và bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng, công khai minh bạch.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc thực hiện tiếp thu, giải trình, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết cần bảo đảm đúng theo quy trình, nguyên tắc quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đưa vào luật những nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đủ “chín”, đủ rõ, cấp bách, có sự đồng thuận, thống nhất cao.
Hôm nay (9/6), tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội cho ý kiến lần 2 đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là một trong những dự án luật thu hút sự quan tâm rất lớn của cử tri và nhân dân trong thời gian qua.
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh chủ động về nhân sự, tự tổ chức, linh hoạt về biên chế để tạo ra được bộ máy vận hành phù hợp, từ đó tiếp tục phát triển bứt phá.
Theo đề xuất của Chính phủ, TP Hồ Chí Minh sẽ được áp dụng thí điểm 7 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù về các lĩnh vực: Quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên-môi trường; ngành nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược...
Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua 8 luật, 3 nghị quyết, đồng thời xem xét, cho ý kiến đối với 9 dự án luật, trong đó có dự án Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2) và dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).
Cho rằng Quốc hội đã cân nhắc và loại trừ một số lĩnh vực không thật sự cần thiết ra khỏi diện áp dụng giảm thuế giá trị gia tăng khi ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 năm 2022, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách không đồng tình với việc mở rộng phạm vi áp dụng và đề nghị giới hạn như Nghị quyết số 43/2022/QH15.
Những cơ chế, chính sách mới đề xuất áp dụng thí điểm cho TP Hồ Chí Minh cần “mang tính đột phá”, “vượt trội” theo tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội; song cũng cần khả thi, có trọng tâm, không dàn trải; tránh lợi dụng chính sách gây thất thoát, lãng phí.
Tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 10 vào ngày 10/1, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa 15, nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thông qua 10 nội dung quan trọng trên các lĩnh vực.
Ngày 31/10, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Nghị định của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô-tô thông qua đấu giá, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị áp dụng thống nhất trong cả nước một mức giá khởi điểm thay vì 2 mức 20 triệu và 40 triệu theo vùng như dự thảo Nghị quyết đưa ra.
Việc cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số xe ô-tô thông qua đấu giá nhằm khai thác hiệu quả tài sản công là kho số đăng ký xe ô-tô, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, và đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người mua xe muốn được cấp biển số xe theo mong muốn cá nhân.
Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua 7 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết, đồng thời xem xét, cho ý kiến 7 dự án Luật, trong đó có dự án Luật Đất đai (sửa đổi).