Ảnh minh họa: nhandan.vn.

Những nỗ lực đổi mới của Việt Nam đã “đơm hoa kết trái”

Sau khi vượt qua đau thương của chiến tranh, Việt Nam đang rút kinh nghiệm những bài học từ quá khứ và hướng tới tương lai. Thành công về kinh tế của Việt Nam được cho chủ yếu là nhờ các chính sách Đổi mới; Việt Nam chắc chắn sẽ trở nên giàu có hơn trong trung hạn đến dài hạn. Đó là những nhận định được đưa ra trong bài viết của nhà báo Atsushi Tomiyama, đăng trên Báo Nikkei Asia ngày 5/5, trong đó phân tích về sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng mà Việt Nam gặt hái được nhờ vào những nỗ lực đổi mới.
[Infographic] Tình hình kinh tế quý I/2025

[Infographic] Tình hình kinh tế quý I/2025

Theo Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025. Cùng với những chỉ số kinh tế cơ bản khác như hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa … đã phản ánh sự phục hồi tích cực của nền kinh tế, đồng thời tạo tiền đề cho tăng trưởng các quý tiếp theo của năm 2025.
Chính sách thuế của Mỹ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản có thể giảm tới 2%

Chính sách thuế của Mỹ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản có thể giảm tới 2%

Theo hãng tin Kyodo, các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô-tô nhập khẩu, đang đe dọa nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, quốc gia vốn phụ thuộc lớn vào xuất khẩu. Dự kiến, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới.
UOB duy trì dự báo tăng trưởng GDP 7,0% cho năm 2025 với giả định GDP quý 1/2025 đạt 7,1%.

UOB duy trì quan điểm lạc quan nhưng thận trọng về triển vọng của Việt Nam

Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore) vừa công bố báo cáo về kinh tế Việt Nam quý 1/2025, trong đó duy trì quan điểm lạc quan nhưng thận trọng về triển vọng của Việt Nam. Đồng thời cũng đưa ra dự báo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ duy trì chính sách ổn định trong thời điểm hiện tại.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện Kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế (Ảnh: TRẦN HẢI).

Tranh thủ thời cơ, quyết tâm đạt mức tăng trưởng kinh tế 8% năm 2025

Sáng 21/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Chính phủ trực tuyến với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới điểm cầu trụ sở Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Việt Nam: Điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên thế giới

Việt Nam: Điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên thế giới

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kết thúc năm 2024, nền kinh tế Việt Nam thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, với GDP ước tăng 7,09% và nhiều kết quả quan trọng được cộng đồng quốc tế và doanh nghiệp đánh giá cao. Qua đó, mở ra kỳ vọng sẽ có sức bật mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm tới.
Bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng quốc tế Tân Cảng Cái Mép, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh TRÀ NGÂN)

Phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số

Ngay trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Ðầu tư chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan rà soát, xây dựng kịch bản tăng trưởng GDP cả năm 2025 phấn đấu ở mức hai con số và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, đột phá, khả thi, hiệu quả để thực hiện thành công mục tiêu này.
Container hàng hóa được bốc dỡ tại cảng Busan, Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Kinh tế thế giới kiên cường vượt sóng gió

Năm 2024, nền kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt nhiều thử thách, trong bối cảnh xung đột vũ trang kéo dài và có xu hướng lan rộng ở nhiều điểm nóng, cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, tình trạng đói nghèo và các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng về cường độ, tạo thêm rào cản với tăng trưởng kinh tế.
Quang cảnh Diễn đàn tài chính Việt Nam 2024.

Thúc đẩy công nghệ chiến lược, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Ngày 29/11, tại Quảng Ninh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2024 với chủ đề “ Chính sách tài chính thúc đẩy tổng cầu, hỗ trợ phát triển kinh tế ”. Thứ trưởng Tài chính Bùi Văn Khắng chủ trì diễn đàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 (Ảnh: Trần Hải).

Chủ động, phản ứng chính sách kịp thời, có các kịch bản điều hành với mọi tình huống

Sáng 9/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 10, 10 tháng đầu năm, các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 11 và từ nay đến cuối năm.
Theo ADB, châu Á-Thái Bình Dương đang ở vị thế thuận lợi để áp dụng năng lượng tái tạo nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang mức phát thải ròng bằng 0. (Ảnh: VĂN DUY)

Biến đổi khí hậu có thể kéo giảm 17% GDP châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2070

Nghiên cứu mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển giảm 17% vào năm 2070 theo kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức cao, thậm chí tăng lên 41% vào năm 2100.
Tập trung phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức

Tập trung phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam năm 2024 tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, với GDP ước đạt 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Đặc biệt, xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Kinh tế 9 tháng năm 2024 đạt mức tăng trưởng tích cực 6,82%, thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động của kinh tế thế giới, khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai. (Ảnh minh họa: THÀNH ĐẠT)

Tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm 2024: Kết quả tích cực giữa khó khăn và thách thức

Trong bối cảnh tình hình kinh tế và chính trị thế giới biến động khó lường, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp và gây ra hậu quả nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 6,82%. Thành công này không chỉ thể hiện sự kiên cường và quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, mà còn là minh chứng cho sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự điều hành quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân cả nước.