"Tỉnh lại trong phòng hậu phẫu, tôi reo lên: Mình đã sống rồi. Gặp 2 con trai, chúng cũng động viên: 'Mẹ ơi, sống rồi', tôi khóc vì quá sung sướng", chị Cấn Thị Phương (54 tuổi, Hà Nội) - người vừa nhận lá phổi hiến từ nam thanh niên 27 tuổi khóc nấc, nghẹn ngào.
“Lần thứ 2 được sống, bắt buộc mình phải sống chậm lại, thấy giá trị của sự sống hơn. Chậm lại để cảm nhận từng chút một hơi thở cuộc sống”, Mạnh cười hiền khô. Nhìn Mạnh, không ai biết 6 tháng trước chàng bác sĩ trẻ này phải thường trực đeo bình oxy mini để sống và giờ đã lật trang mới cuộc đời khi có được hơi thở khỏe mạnh nhờ lá phổi hiến tặng của bệnh nhân sau khi qua đời do tai nạn giao thông.
"Có những khoảnh khắc, em đã nản chí", Mạnh - người sở hữu lá phổi mới trong cơ thể, nói. Nhưng Mạnh biết, mình không thể lùi một bước nào, không được phụ công sức của đội ngũ thầy thuốc đã giành giật sự sống cho mình trong suốt những ngày tháng qua, từ 16 tiếng ghép phổi, cho tới hành trình hồi sức tưởng chừng đi vào ngõ cụt.
Ngày 16/12, bệnh nhân Trịnh Thị Hiền đã được xuất viện sau hơn 7 tháng nhận phổi hiến từ tháng 5/2024. Giọng nói run rẩy, chị Hiền tâm sự, đến giờ chị mới tin mình đã thật sự được sống và trở về với gia đình. Chiều nay, chị sẽ về Nghệ An sau 7 tháng xa cách.
“Mấy tháng sau ghép phổi, tôi mới được nhìn vợ qua cuộc gọi video. Cô ấy chưa nói được gì, chỉ chảy nước mắt vẫy tay, cả gia đình cũng không cầm được nước mắt”, anh Nguyễn Minh Hạnh xúc động nói, nhìn vợ Trịnh Thị Hiền đang dần bình phục. Hai bệnh nhân được ghép tạng trước đó là ông Nguyễn Xuân Toại và em Nguyễn Anh Thư cũng mừng mừng, tủi tủi chúc mừng gia đình anh Hạnh.
50 ngày sau khi nhận lá phổi hiến, Phạm Anh Thư chính thức được xuất viện với niềm hạnh phúc lớn lao của cả gia đình em. Trong buổi chia tay nơi đã mang lại cuộc đời mới cho mình, nữ sinh 21 tuổi không kìm được nước mắt, nghẹn ngào nói: “Em hứa sẽ cố gắng thật tốt và xin được gửi lời cảm ơn các thầy thuốc đã yêu thương em như người thân ruột thịt trong nhà”.
4 năm sau cuộc đại phẫu nhận lá phổi hiến, ông Nguyễn Xuân T. khỏe mạnh kỳ tích. Cô gái 21 tuổi vừa nhận lá phổi hiến chiều tối 30 Tết cũng đã đi những bước vững vàng. Họ cùng gặp nhau trong cuộc tri ân đặc biệt - tri ân những thầy thuốc Bệnh viện Phổi Trung ương nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam.
28 Tết, cô gái 21 tuổi được cho xuất viện về Bắc Kạn, không còn nhiều hy vọng vì căn bệnh phổi giai đoạn cuối khiến cô suy kiệt. Nhưng phép màu đã đến với cô bé vào đúng ngày 30 Tết khi có tạng hiến phù hợp. Trải qua cuộc đại phẫu lớn nhất trong đời, nhận hai lá phổi hiến từ người khác, cô gái 21 tuổi bật khóc vì hạnh phúc được sống cuộc đời mới trong ngày đầu xuân Giáp Thìn.
Sau 3 năm ghép phổi, bệnh nhân N.X.T (Bỉm Sơn, Thanh Hoá) đã có một cuộc sống mới khỏe mạnh kỳ diệu. Ông là bệnh nhân được ghép phổi thành công toàn diện nhất tại Việt Nam, đạt mức độ cao nhất như ở Đại học University of California, San Francisco (UCSF) tại Hoa Kỳ.
Cuộc sống khỏe mạnh sau 2 năm được ghép phổi là trường hợp ông N.X.T (Bỉm Sơn, Thanh Hóa) - ca ghép phổi thành công nhất từ trước đến nay tại Việt Nam với sự hồi phục rất tốt và thời gian sống sau ghép lâu nhất.
Dáng đi lại nhanh nhẹn thoăn thoắt, có thể leo 3 tầng cầu thang không bị mệt, phổi hồi phục gần như 100% là kỳ tích với bệnh nhân N.X.T (Bỉm Sơn, Thanh Hóa) sau hơn 1 năm được ghép phổi thành công.
Tính đến 30/9/2021, Việt Nam đã triển khai thành công 6.113 ca ghép tạng, trong đó có 8 ca ghép phổi (1 ca ghép từ người cho sống), 1 ca ghép tim phổi.
“Chỉ hai ngày sau ghép phổi, bệnh nhân đã rời khỏi giường và tập phục hồi chức năng. Ngày thứ 3, bệnh nhân đã tập đi lại. Đó là một kỷ lục hồi phục sau ghép phổi”, PGS, TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương khẳng định.
Thuộc đối tượng ghép phổi có nguy cơ, tiên lượng điều trị sau ghép dè dặt nhất, hồi sức vô cùng khó khăn nhưng các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công một ca ghép phổi cho bệnh nhân mắc “bệnh phổi mô kẽ” đầu tiên.