Là trung tâm lớn về khoa học công nghệ, nhưng thời gian qua việc chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Thành phố đang tiến hành rà soát, điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế, nhằm ổn định cung cầu, tránh để xảy ra tình trạng phải giải cứu nông sản.
Những ngày qua, nhiệt độ tại các tỉnh miền núi phía bắc giảm mạnh, trời rét đậm, một số khu vực vùng núi cao có băng giá, ảnh hưởng việc sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.
Theo Cục Thú y, năm 2024, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc và gia cầm qua biên giới vào Việt Nam diễn ra phức tạp làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi.
Còn ít ngày nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025, thời điểm này, các hộ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác trên cả nước đang tích cực chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản…, để phục vụ nhu cầu của người dân.
Cơ quan Khí tượng và Giám sát Môi trường quốc gia Mông Cổ hôm nay cho biết, ít nhất 40% lãnh thổ nước này hiện đang có nguy cơ cao phải trải qua thời tiết giá lạnh khắc nghiệt "dzud" vào mùa đông năm nay.
Ngày 11/12, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, nước này đã cấm nhập khẩu trực tiếp và gián tiếp các loại gia súc và các sản phẩm liên quan từ Ba Lan và Croatia do dịch bệnh lưỡi xanh bùng phát.
Ngày 27/9, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận Đặng Kim Cương thông tin với phóng viên Báo Nhân Dân: Địa phương đã và đang khẩn trương triển khai việc khoanh vùng dịch tả lợn châu Phi tại thôn Nha Hố 1, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn để dập dịch, nhằm ngăn chặn dịch lây lan, gây thiệt hại cho người nuôi lợn tại địa phương.
Thời gian qua, các lực lượng chức năng của tỉnh Quảng Ninh tăng cường kiểm soát, xử lý, nhưng tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc qua biên giới vẫn diễn biến phức tạp. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh nguy hiểm đối với ngành chăn nuôi và sức khỏe người dân.
Những ngày này tại Lai Châu xảy ra rét hại diện trên rộng. Nhiệt độ phổ biến từ 6 đến 9ºC, vùng núi cao từ 3 đến 5ºC, có nơi xuất hiện băng tuyết. Trước thực trạng trên, cơ quan chuyên môn và chính quyền các xã đã chỉ đạo và hướng dẫn; người dân cũng chủ động thực hiện nhiều biện pháp để phòng, chống rét cho đàn gia súc.
Thời gian qua, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm (GSGC) qua biên giới các tỉnh vào Việt Nam diễn ra khá phức tạp, làm tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại bệnh dịch nguy hiểm trên đàn vật nuôi như: Dịch tả lợn châu phi, lở mồm long móng, viêm da nổi cục trên trâu, bò, cúm gia cầm...
Việc kiểm soát, ngăn chặn nhập lậu gia cầm là nhiệm vụ quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi, đến vấn đề an toàn dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.
Với mục tiêu xóa bỏ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, thành phố Hà Nội đang nỗ lực phát triển mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Tuy nhiên, việc thu hút các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ vào cơ sở tập trung còn nhiều hạn chế.
Sáng 27/4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chăn nuôi gia cầm trong tình hình mới.
Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã hỗ trợ giống gia súc cho hàng nghìn hộ dân ở tỉnh Hà Giang.
Nguy cơ lây lan và bùng phát dịch bệnh trên động vật, nhất là dịch cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi, bệnh tai xanh ở lợn... trên phạm vi diện rộng trong thời gian tới rất cao. Do đó, các địa phương cần khẩn trương phòng, chống để hạn chế thấp nhất tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng trong thời gian tới là rất cao. Do đó, các địa phương cần khẩn trương phòng, chống để hạn chế thấp nhất tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Cảnh sát Kenya ngày 25/9 cho biết, ít nhất 11 người, trong đó có 8 cảnh sát, đã bị các đối tượng cướp gia súc giết hại tại khu vực Turkana ở miền bắc nước này.
Nhằm hỗ trợ nhân dân các xã biên giới chống rét đậm, rét hại, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, cán bộ, chiến sĩ biên phòng Sơn La đã xuống địa bàn giúp dân chống rét cho đàn gia súc, gia cầm.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, nhiệt độ tại một số nơi ở Hà Giang xuống thấp, băng tuyết xuất hiện trên các đỉnh núi cao. Nhiều nơi tình trạng đóng băng kèm mưa phùn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn, rét đậm kéo dài kèm mưa nhỏ trong nhiều ngày qua đã khiến nhiều gia súc trên địa bàn bị chết.
Thông tin từ huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), trên địa bàn huyện đã xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò tại khu vực chăn nuôi tập trung của 6 hộ gia đình tại bản Tổng Pịt (xã Mường Mô), với 25 con bò, 6 con trâu bị mắc bệnh.
Thông tin từ Sở NN và PTNT Điện Biên, trong số ba mẫu bệnh phẩm do Chi cục Thú y phối hợp Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Điện Biên, trung tâm dịch vụ kinh tế tổng hợp thành phố Điện Biên Phủ thực hiện để xét nghiệm bệnh viêm da nổi cục (VDNC), đã ghi nhận một mẫu của một con bò hai năm tuổi của một gia đình ở bản Co Muông, xã Pá Khoang, TP Điện Biên Phủ dương tính với virus gây bệnh VDNC.
Ổ dịch viêm da nổi cục xuất hiện tại đàn bò của hộ ông Lê Văn Liêu, tổ dân phố Hương Cát và hộ ông Vũ Văn Hòe, tổ dân phố Tứ Giáp, phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.