Sau ba tháng đầu năm khởi động chậm, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có sự bứt tốc đáng kể trong tháng 4, bắt nhịp lại với tiến độ cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu giải ngân trên 100% kế hoạch như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cần tiếp tục xử lý mạnh tay các điểm nghẽn về thể chế, tổ chức thực hiện và trách nhiệm người đứng đầu.
Ngày 14/4, tại thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức khánh thành Dự án đường vành đai phía bắc tỉnh Ninh Thuận (đoạn từ đèo Khánh Nhơn đến quốc lộ 1) tổng mức đầu tư 487,6 tỷ đồng, trong đó vốn trung ương hỗ trợ 480 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương.
Với tinh thần không vì việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính, không còn cấp huyện mà làm ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, tỉnh Bắc Kạn đã và đang quyết liệt triển khai các giải pháp thực hiện. Nhờ đó, đến hết tháng 3/2025, Bắc Kạn được Bộ Tài chính đánh giá đứng thứ hai cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.
Kế hoạch vốn đầu tư công của Đắk Nông năm 2025 là hơn 4.041 tỷ đồng, trong đó vốn năm 2024 chuyển sang 365,2 tỷ đồng, kế hoạch vốn năm 2025 là 3.676 tỷ đồng. Tính đến ngày 20/3/2025, địa phương mới giải ngân được 192 tỷ đồng, đạt 4,76% kế hoạch vốn.
Ngày 12/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa ban hành văn bản về xử lý trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024. Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh phê bình Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới và huyện Minh Hóa không giải ngân hết vốn kéo dài năm 2023 sang năm 2024 bị hủy vốn, chưa hoàn thành công trình.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đạt ít nhất 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, theo tinh thần lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội.
Với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, Tòa án Tối cao Mỹ bác bỏ yêu cầu của chính quyền Tổng thống Donald Trump về việc đóng băng khoản viện trợ nước ngoài trị giá gần 2 tỷ USD được Quốc hội phê duyệt. Ðộng thái này đã duy trì phán quyết trước đó của Thẩm phán Tòa án liên bang ở thủ đô Washington yêu cầu chính quyền nhanh chóng giải ngân cho các nhà thầu.
Hàng nghìn mét bờ kè thẳng tắp hình thành dọc hai bên tuyến kênh Tham Lương-Bến Cát-rạch Nước Lên chạy xuyên suốt qua bảy quận, huyện của thành phố; hàng nghìn hộ dân có nhà nằm trên và ven kênh rạch thuộc các Quận 8, Bình Thạnh và Gò Vấp nằm trong các dự án chỉnh trang đô thị bước đầu nhận tiền bồi thường...
Tính đến ngày 31/1/2025, kết quả giải ngân vốn đầu tư công tập trung năm 2024 của toàn tỉnh Nghệ An mới đạt 91,37% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và chỉ đạt 84,31% so với tổng kế hoạch giao.
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An vừa có công văn 1467/UBND-KT phê bình 34 đơn vị có kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt thấp, chưa đạt mục tiêu đề ra.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Sáng 21/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Chính phủ trực tuyến với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới điểm cầu trụ sở Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Để đạt mục tiêu theo Nghị quyết của Chính phủ và Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, ngày 17/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết đã triển khai kế hoạch các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung ưu tiên thực hiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 10% trở lên trên địa bàn. Trong đó, khắc phục cho được những hạn chế kéo dài nhiều năm, đáng chú ý thủ tục hành chính, giải ngân vốn đầu tư công.
Thời điểm cuối năm này, các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải đang tập trung cao độ, phối hợp với nhà thầu thi công tăng tốc tiến độ thi công các hạng mục, dự án nhằm chạy “nước rút” về khối lượng giải ngân vốn đầu tư công.
Luật Đầu tư công (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả mạnh mẽ trong việc thúc đẩy tiến độ xây dựng, phê duyệt và triển khai Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai.
Xác định giải phóng mặt bằng là một trong những động lực cốt lõi để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, trong những tháng cuối năm, các đơn vị, địa phương ở Hà Tĩnh đã và đang tập trung xử lý khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc triển khai công trình, dự án trên địa bàn nhằm đáp ứng kế hoạch giải ngân nguồn vốn năm 2024.
Trước tình hình giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, trong khi thời gian từ nay đến hết năm tài chính 2024 không còn nhiều, các cấp, các ngành, đơn vị được giao vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang dốc sức triển khai các giải pháp giải ngân hết nguồn vốn Thủ tướng Chính phủ giao, nguồn vốn của tỉnh đạt cao nhất.
Nền kinh tế Việt Nam đang tăng tốc "về đích" các chỉ tiêu phát triển đề ra cho năm 2024. Các giải pháp điều hành đều nhất quán tập trung cho mục tiêu giữ đà phát triển, thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Ngày 2/12, làm việc với các cơ quan, đơn vị, địa phương về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền yêu cầu các chủ đầu tư cần phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, bảo đảm tỷ lệ giải ngân cao nhất như đã cam kết với lãnh đạo tỉnh.
Ngày 27/11, tại cuộc họp thông tin cho các cơ quan báo chí về chương trình Kỳ họp thứ 29 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa 13, nhiệm kỳ 2021-2026, lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết, phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ tập trung vào 4 vấn đề “nóng” được cử tri quan tâm.
Do gặp nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng nên dù có nhiều nỗ lực nhưng đến cuối tháng 10/2024, kết quả giải ngân của tỉnh Quảng Ngãi vẫn đạt thấp. Trước thực tế này, các cấp, các ngành, các chủ đầu tư đang chạy đua nước rút, quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân ít nhất 80% kế hoạch vốn đã giao.
Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 do tỉnh Tuyên Quang quản lý hơn 6,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn giao năm 2024 hơn 5,8 nghìn tỷ đồng, còn lại là vốn từ năm trước chuyển tiếp sang năm nay. Nguồn vốn này được tỉnh và các địa phương bố trí để xây dựng các công trình chuyển tiếp và khởi công mới thuộc lĩnh vực: giao thông, thủy lợi, y tế, môi trường… và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Đến hết tháng 10, toàn tỉnh giải ngân đạt khoảng 45%, chậm so với kế hoạch đề ra.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm; xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.
Ngày 30/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh đánh giá tình hình thực hiện và phát động tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân tỉnh Long An Võ Thành Trí cho biết, đến trung tuần tháng 10/2024, Long An giải ngân được hơn 10.160 tỷ đồng vốn đầu tư công, đứng thứ nhất trong 63 tỉnh, thành phố và đứng thứ 5/107 chủ đầu tư trong cả nước.
Chiều 11/10, tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Tổ công tác số 1 do đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Tổ trưởng có buổi làm việc với các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh đầu tư công.
Chiều 11/10, Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì giao ban quý III/2024 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã.