Dự án mở rộng đường Tam Trinh, quận Hoàng Mai, Hà Nội chậm trễ do vướng mắc trong công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng.

Đẩy mạnh công tác dân vận trong quy hoạch, giải phóng mặt bằng

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 123/KH-UBND về triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TU ngày 28/11/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Vĩnh Long kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Sáng 28/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Vĩnh Long, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước và 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Vĩnh Long (30/4/1975-30/4/2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước.
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và các đại biểu trao hoa tặng các Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một và 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Ngày 25/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một và 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Quang cảnh Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Giải phóng huyện Bình Gia.

Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày Giải phóng huyện Bình Gia

Cách đây 80 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã cùng các lực lượng vũ trang cách mạng đồng loạt tiến công đồn Bình Gia, giải phóng châu lỵ Bình Gia. Bình Gia trở thành một trong những huyện đầu tiên của tỉnh Lạng Sơn giành chính quyền về tay nhân dân.
Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam (sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam) trao đổi tại trụ sở của đoàn ở thủ đô Paris, tháng 1/1969. (Ảnh tư liệu)

Chung một bóng cờ, cùng một mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm là cuộc chiến đấu chống xâm lược, giành độc lập, thống nhất dài nhất của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam. Hội nghị Paris 4 bên nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình cũng là cuộc đàm phán ngoại giao kéo dài nhất trong lịch sử - đã dẫn đến Mỹ phải rút quân, quân dân ta tiến hành chiến dịch mùa xuân năm 1975, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Nhân dân Đà Lạt mít-tinh mừng giải phóng ngày 3/4/1975. (Ảnh tư liệu/QĐND)

Ngày 3/4/1975: Thành phố Đà Lạt và toàn tỉnh Tuyên Đức giải phóng, Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc toàn thắng

8 giờ 20 phút ngày 3/4/1975, cờ cách mạng tung bay tại cơ quan đầu não của ngụy quyền tỉnh, thị xã Đà Lạt và tỉnh Tuyên Đức đã hoàn toàn giải phóng. Như vậy, đến ngày 3/4/1975, hai tỉnh phía nam Tây Nguyên là Tuyên Đức và Lâm Đồng hoàn toàn giải phóng; chiến dịch Tây Nguyên kết thúc toàn thắng, vượt xa dự kiến ban đầu.
Quân giải phóng Bình Khê thu giữ vũ khí của địch. (Ảnh tư liệu: Trang thông tin Đảng bộ huyện Tây Sơn)

Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Bình Định: Tinh thần bất khuất và chặng đường vẻ vang

Vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bình Định là một trong những chiến trường trọng điểm, nơi diễn ra những trận chiến khốc liệt giữa quân ta và quân lực Việt Nam Cộng hòa. Một trong những trận đánh quyết định tại đây chính là trận chiến với Sư đoàn 22 ngụy, đơn vị chủ lực được Mỹ-ngụy bố trí để giữ phòng tuyến quan trọng trên đường 19, hòng cản bước tiến công của quân ta vào thị xã Quy Nhơn.
Chương trình văn nghệ chào mừng buổi lễ.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.
Chương trình văn nghệ chào mừng buổi gặp mặt.

Bình Định gặp mặt đại biểu Quân-Dân-Chính tiêu biểu

Hòa chung không khí hân hoan của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tỉnh Bình Định đã tổ chức buổi Gặp mặt đại biểu Quân-Dân-Chính tiêu biểu. Đây là dịp đặc biệt để ôn lại những trang sử hào hùng, ghi nhận công lao to lớn của các thế hệ đi trước đã góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương.
[Video] Giải phóng Đà Nẵng - Bước tiến quyết định trong chiến dịch Giải phóng Miền Nam

[Video] Giải phóng Đà Nẵng - Bước tiến quyết định trong chiến dịch Giải phóng Miền Nam

Sáng ngày 29/3/1975, tại mặt trận Đà Nẵng, Trung đoàn 18, Sư đoàn 325 tiến công trên hướng đường số 1, được 6 xe tăng của Đại đội 4 dẫn đầu, đánh vào tuyến phòng thủ của Lữ đoàn 258 lính thủy đánh bộ trên đèo Hải Vân. Trước đòn đánh bất ngờ, địch hoảng sợ bỏ trận địa tháo chạy vào rừng.
[Video] Chiến dịch Trị Thiên - Huế: Đòn tiến công chiến lược mở toang cánh cửa phía Bắc

[Video] Chiến dịch Trị Thiên - Huế: Đòn tiến công chiến lược mở toang cánh cửa phía Bắc

Thực hiện chỉ đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Quân khu Trị Thiên và Quân đoàn 2 đã tổ chức Chiến dịch Trị Thiên - Huế từ ngày 5/3 đến 26/3/1975. Mục tiêu của chiến dịch là bao vây, tiêu diệt tập đoàn phòng ngự của địch thuộc Quân đoàn 1 - Quân khu 1 quân đội Sài Gòn tại Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
Các cựu chiến binh cùng nhân dân Mỹ xuống đường biểu tình chống chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Nguồn: Hiệp định Paris 1973 - Bước ngoặt tiến tới hòa bình, Nhà xuất bản Thông tấn.

Phong trào phản chiến, chống chiến tranh xâm lược Việt Nam của nhân dân Mỹ

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam không chỉ mang tính chính nghĩa, vì độc lập tự do, thống nhất đất nước, mà còn vì hòa bình, vì lợi ích của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Chính vì thế, nhân dân Việt Nam luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của nhiều quốc gia khắp năm châu, của nhiều xu hướng chính trị-xã hội và phong trào hòa bình thế giới, trong đó có phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ.
Đơn vị vận tải C3 anh hùng (Đoàn 250 Tây Nguyên) cõng đạn ra chiến trường. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 20/3/1975: Giải phóng Kiến Đức, tiến công giải phóng An Lộc, Chơn Thành

Ngày 20/3/1975, phát triển thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên, Trung đoàn 271 giải phóng Kiến Đức (nay là trung tâm huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông). Quân đoàn 4 sử dụng một bộ phận Sư đoàn 9, Trung đoàn 341 kết hợp với bộ đội địa phương Bình Phước tấn công giải phóng An Lộc, Chơn Thành, diệt hơn 2.000 lính ngụy.
Xe tăng quân giải phóng tiến vào thị xã Buôn Ma Thuột. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 17/3/1975: Ta chiếm sở chỉ huy Trung đoàn 53 của địch ở Buôn Ma Thuột, giải phóng thị xã Kon Tum và Pleiku

Ngày 17/3/1975, đến 8 giờ, ta đã chiếm toàn bộ sở chỉ huy Trung đoàn 53 - căn cứ mạnh còn lại của địch ở Buôn Ma Thuột. Cùng ngày, Trung đoàn 19 cùng bộ đội địa phương giải phóng thị xã Kon Tum, Trung đoàn 95A cùng lực lượng vũ trang địa phương giải phóng Pleiku.
Quân giải phóng chiếm nhiều xe tăng của địch. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 14/3/1975: Tiểu đoàn 21 giải phóng Bản Đôn, Nguyễn Văn Thiệu quyết định rút toàn bộ lực lượng địch ở Tây Nguyên

Ngày 14/3/1975, tại mặt trận Tây Nguyên, Tiểu đoàn 21 giải phóng Bản Đôn, tiểu đoàn 6 đánh chiếm Chư M’nga và Trung đoàn 149 được tăng cường 1 đại đội xe tăng tổ chức tiến công căn cứ Trung đoàn 53 ngụy. Phía quân địch, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bay ra Nha Trang thị sát và quyết định rút toàn bộ lực lượng ở Tây Nguyên.