Trong thời gian tới, Việt Nam phấn đấu tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước bình quân ở mức 1 đến 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo của các huyện giảm từ 4 đến 5%/năm. Mục tiêu phấn đấu đến hết năm có 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo.
Thực hiện chủ trương phát động của Thủ tướng Chính phủ và lời kêu gọi của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về Phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát trong cả nước, Tổng Công ty Điện lực miền nam đã hỗ trợ kinh phí để xây dựng 15 căn nhà, góp phần xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Sáng 25/4, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025 và kỷ niệm 162 năm ra đời của phong trào Chữ thập đỏ và Trăng Lưỡi liềm đỏ quốc tế.
Trong suốt 50 năm kể từ ngày đất nước thống nhất, Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế mà còn là điểm sáng về chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo theo hướng bền vững và nhân văn. Nếu có điều gì làm nên bản sắc riêng của thành phố mang tên Bác, thì đó chính là tinh thần "nghĩa tình", là quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình phát triển.
Từ một tỉnh với hơn 5.000 hộ dân thuộc 56 thôn, bản chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, Lai Châu đã về đích sớm 4 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra, nâng tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới lên hơn 97%.
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa vùng đất đỏ bazan không chỉ phủ kín địa bàn rộng lớn hơn 15 nghìn km2, mà còn về tận buôn làng, đến với 100% hộ nghèo, gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn. Hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách đang khiến diện mạo Gia Lai đổi thay từng ngày.
Tại hội nghị tổng kết hai phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Quân đội chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau", được tổ chức sáng 15/4, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên, khẳng định: Trong giai đoạn 2021-2025, với nhiều hoạt động cụ thể, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên đã góp phần quan trọng giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo; xây dựng thế trận biên giới lòng dân ngày càng vững chắc.
Đến hết ngày 11/4, cả nước đã hỗ trợ xóa hơn 195.000 nhà tạm, nhà dột nát. Nhiều địa phương cũng đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước thời hạn theo kế hoạch đã đề ra.
Khu kinh tế trọng điểm huyện Bát Xát và Mường Khương tỉnh Lào Cai chủ yếu là người đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì…đời sống kinh tế vẫn còn khó khăn. Thấu hiểu hoàn cảnh của người dân, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đội Sản xuất và Xây dựng cơ sở chính trị số 1, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 345, Quân khu 2 đã dành nhiều trách nhiệm, tình cảm giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Theo kế hoạch của Chính phủ, đến cuối năm 2025 sẽ hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và đến thời điểm này nhiều tỉnh, thành phố đã hoàn thành. Tuy nhiên, làm cách nào để người dân sống trong những ngôi nhà mới thật sự có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc vươn lên thoát nghèo bền vững vẫn là nỗi trăn trở của các cấp, các ngành và địa phương.
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới
Thực tế công tác giảm nghèo cho thấy, việc quan trọng nhất là trao “cần câu”, tạo nguồn sinh kế hiệu quả để người dân có điểm tựa vươn lên thoát nghèo bền vững và khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo của người dân.
Sáng 24/3, Ban chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa 17 về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025” tổ chức tổng kết, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
Hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh của tỉnh Khánh Hòa đã được công nhận thoát nghèo năm 2025. Đồng thời, 2 xã xã Vạn Thạnh ( thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa ) và xã Lộc Bình ( thuộc huyện Phú Lộc, thành phố Huế) cũng được công nhận thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn năm 2024 .
Nhận thức rõ Lào Cai là tỉnh biên giới có vị trí chiến lược rất quan trọng, những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai không chỉ triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ mà còn tích cực chủ động tham mưu các cấp chính quyền, cấp ngành ưu tiên dành nguồn vốn địa phương uỷ thác xây dựng các chính sách tín dụng đặc thù, làm động lực thúc đẩy những lợi thế riêng có, gia tăng sức mạnh nội sinh để Lào Cai phát triển bền vững.
Sáng 18/2, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Quảng Ngãi khóa 20, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức hội nghị xem xét, cho ý kiến các đề án hợp nhất, thành lập các sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
Theo báo cáo cập nhật các địa phương của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đến đầu tháng 2/2025 đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 100.637 căn. Từ nay đến cuối năm 2025, cả nước còn khoảng 230.000 căn nhà tạm, nhà dột nát cần phải tập trung xây dựng, sửa chữa…
Theo công bố của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tỷ lệ nghèo đa chiều chung toàn quốc năm 2024 là 4,06%, giảm 1,65% so với năm 2023. Cả nước còn hơn 1,2 triệu hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Chương trình mục tiêu quốc gia (giai đoạn 2021-2030) khu vực phía nam đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương. Nguồn lực, chính sách của chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh, như: kết nối đường giao thông, các công trình tưới tiêu phục vụ sản xuất, công trình tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, sinh hoạt văn hóa.
Ngày 16/1, Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ phát động ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Lễ phát động được tổ chức bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu của tỉnh đến điểm cầu 7 huyện, thành phố và 137 xã phường, thị trấn với sự tham dự của hơn 10.200 đại biểu.
Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030, trong năm 2024, cả nước tiếp tục duy trì tỷ lệ nghèo đa chiều giảm hơn 1%, đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận một huyện thoát nghèo và 17 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn…
Tỉnh biên giới Tây Ninh có 21 dân tộc thiểu số với 20.835 người, chiếm 1,77% số dân. Trong đó chủ yếu là các dân tộc: Khmer, Chăm, Hoa, Tà Mun… phần lớn người dân sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ…
Bình Phước là tỉnh có 41 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 20% số dân của tỉnh. Những năm gần đây, Bình Phước ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, bình quân mỗi năm tỉnh giảm hơn 2.000 hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều, trong đó giảm 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số.
Những năm qua, tỉnh Quảng Bình xác định việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là xuất khẩu lao động) là một trong những biện pháp hiệu quả tạo thu nhập cao cho người lao động, góp phần giảm nghèo bền vững. Hơn thế, nguồn thu từ xuất khẩu lao động tạo ra nguồn lực quan trọng để đầu tư cho sản xuất, nâng cao mức sống người dân và làm thay đổi diện mạo nông thôn hiện nay.