Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, lấy người dân làm trung tâm; đồng thời, đẩy mạnh xu thế phát triển giao thông thông minh theo đúng định hướng chuyển đổi số.
Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chọn 9 vị trí phát triển giao thông công cộng (TOD), dọc tuyến Metro số 1, Metro số 2, đường Vành đai 3 để tiến hành lựa chọn nhà đầu tư và triển khai các dự án TOD vào cuối năm nay.
Trong vòng một tháng, liên tiếp xảy ra hai vụ việc liên quan đến cách ứng xử của tài xế, tiếp viên xe buýt khiến dư luận không khỏi lo ngại. Những vụ việc này không chỉ đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc chấn chỉnh thái độ phục vụ của đội ngũ vận hành xe buýt, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của người dân đối với loại hình giao thông công cộng thành phố đang nỗ lực xây dựng theo hướng hiện đại, văn minh.
Những chiếc xe buýt không khói, sáng kiến hỗ trợ nông dân và mô hình sản xuất từ tre - những “mầm xanh” của phát triển bền vững từ châu Phi - đang thu hút sự chú ý tại Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025, lan tỏa thông điệp mạnh mẽ về một lục địa đang chủ động chuyển mình vì tương lai xanh toàn cầu.
Nhằm phục vụ người dân thành phố và du khách đi lại trong kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch phục vụ đối với các loại hình xe buýt, metro tại các bến xe lớn trên địa bàn thành phố, sân bay Tân Sơn Nhất và tuyến Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên.
Chiều 27/3, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn-TNHH Một thành viên (SATRA) và Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh (HURC) đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giai đoạn 2025-2028.
Hành lang pháp lý mới cùng các đồ án quy hoạch lớn của Thủ đô được phê duyệt là cánh cửa mở ra những giải pháp cho quy hoạch, cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi còn có những yêu cầu, đòi hỏi mới phải đáp ứng.
Ngày 24/2, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký biên bản ghi nhớ đồng hành chuyển đổi năng lượng xanh cho giao thông công cộng Thủ đô.
Ngày 22/2, trong chương trình công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trải nghiệm thực tế Tuyến metro số 1 (Bến Thành- Suối Tiên) - tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng 17/1, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2025, tiếp tục khẳng định quyết tâm và cam kết mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng lòng của nhân dân trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông, kéo giảm cả ba tiêu chí tai nạn giao thông.
Chiều 23/12, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) tổ chức họp báo sau ngày vận hành chính thức đầu tiên của tuyến Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên.
Từ cuối năm 2023, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội thực hiện triển khai thí điểm hệ thống vé liên thông đa phương thức cho vận tải hành khách công cộng trên 25 tuyến xe buýt của thành phố.
Từ cuối tháng 8/2023, dịch vụ xe đạp đô thị đã được triển khai thí điểm tại thành phố Hà Nội và từng bước được người dân đón nhận. Với giá thuê hợp lý (10.000 đồng/giờ), người dân sống tại Hà Nội, kể cả học sinh, sinh viên đều có thể tiếp cận dịch vụ.
Những năm qua, Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực về kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải hành khách công cộng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Điều này đòi hỏi thành phố phải tiếp tục tập trung đầu tư cho lĩnh vực này, trong đó cần chú trọng hơn nữa kết nối mạng lưới vận tải đa phương thức.
Ngày 2/7, tại kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thống nhất về sự cần thiết xây dựng và triển khai Đề án phát triển giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố.
Trước tình hình cháy nổ như vừa qua ở Hà Nội, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh tính cấp thiết của việc phải cải tạo các khu chung cư cũ ở Thủ đô, cho rằng đây là vấn đề bức xúc, rất cần thiết phải làm.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa thống nhất với kiến nghị của Sở Giao thông vận tải triển khai thí điểm hệ thống giao thông thông minh trên địa bàn thành phố trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 12/2024.
Ngày 26/4, Sở Giao thông-Vận tải TP Đà Nẵng phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức khai trương, mở lại tuyến xe buýt Đà Nẵng-Hội An, Đà Nẵng-Tam Kỳ. Đây là 4 tuyến xe buýt liền kề không trợ giá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng-tỉnh Quảng Nam.
Ứng dụng cung cấp thông tin vận tải hành khách công cộng trên thiết bị di động (Go!Bus TPHCM) vừa được Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng-Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt trên nền tảng Zalo.
Ngày 11/4, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp Liên hiệp các Hội khoa học-kỹ thuật Hà Nội, Hội Cầu đường Hà Nội, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội tổ chức Hội thảo “Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân”.
Thời gian qua, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã dành nhiều nguồn lực đầu tư các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tiến độ các dự án bị chậm và bị đội vốn, trong khi tình hình ùn tắc giao thông diễn ra ngày càng phức tạp. Thực trạng này đòi hỏi các ngành chức năng, chính quyền của hai thành phố tiếp tục nghiên cứu các giải pháp đột phá, nhằm triển khai đồng bộ, sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị đáp ứng sự phát triển kinh tế-xã hội tại hai thành phố lớn.
Sáng 17/1, tại Hà Nội, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội và UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Hội thảo khoa học về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh”.
Kỳ họp thứ 11, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X được ví là "kỳ họp lịch sử" với hơn 100 tờ trình được thông qua. Tất cả những tờ trình này đều hướng tới mục đích, đưa chủ trương, chính sách mà Nghị quyết 98 cho phép (Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh) vào cuộc sống để tăng tốc phát triển mạnh mẽ đầu tàu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, mô hình TOD sẽ giúp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lại không gian đô thị, hình thành các khu đô thị nén mật độ cao chung quanh các nhà ga, trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện chỉnh trang lại đô thị, tạo thêm quỹ đất cho không gian mảng xanh và các dịch vụ công cộng.
Cho rằng phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là hướng ra để giải quyết những bài toán khó về giao thông đô thị cho các thành phố lớn, đại biểu Nguyễn Phi Thường đề nghị Quốc hội cần chỉ đạo rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến mô hình này trong các luật như: Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng… để bảo đảm tính đồng bộ.
Ngày 27/4, Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM (Green - Smart - Mobility) đã chính thức khai trương Dịch vụ Taxi Xanh SM tại Thành phố Hồ Chí Minh, chạy bằng điện với quy mô giai đoạn 1 là 500 xe GreenCar và 100 xe LuxuryCar.
Sáng 22/4, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã ra mắt ứng dụng dùng chung phục vụ hành khách sử dụng phương tiện công cộng “Busmap Ha Noi”.
Thủ đô Oslo của Na Uy đang trên đà trở thành thủ đô đầu tiên trên thế giới có hệ thống giao thông công cộng chạy hoàn toàn bằng điện. Đây là một phần trong nỗ lực của thành phố hướng đến mục tiêu trở thành thủ đô không phát thải đầu tiên trên thế giới vào năm 2030.