Với diện tích rộng và sự phát triển nhanh chóng, Hà Nội vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như hạ tầng quá tải, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường... Các chuyên gia cho rằng, mô hình đa trung tâm cùng các đô thị vệ tinh sẽ là giải pháp bền vững, giúp phân bổ dân cư hợp lý và phát triển cân bằng.
Quý I năm 2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố Đà Nẵng ước đạt 11,36% so cùng kỳ năm 2024. Với mức tăng trưởng này, Đà Nẵng dẫn đầu các tỉnh, thành phố trong vùng Kinh tế trọng điểm miền trung và các thành phố trực thuộc Trung ương, xếp thứ tư trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nước.
Ngày 27/3, Đoàn công tác của các thành viên Chính phủ do đồng chí Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Trưởng đoàn đã làm việc tại tỉnh Nam Định.
Chiều 26/3, Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội nghị lần thứ 22 về tình hình kinh tế-xã hội, công tác xây dựng Đảng quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025 và một số nội dung quan trọng khác.
Chiều 26/3, tại Sơn La, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực III (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình) dưới sự đồng chủ trì của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La Nguyễn Đình Việt.
Các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình đặt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm 2025, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên của cả nước. Ngay từ những ngày đầu năm, các tỉnh đã vào cuộc với quyết tâm cao, bám sát thực tiễn, phát huy tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, triển khai quyết liệt nhiều giải pháp, nhằm tập trung phát huy lợi thế của từng địa phương.
Theo số liệu thống kê, 8 tỉnh, thành phố nằm trong nhóm tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cao nhất cả nước năm 2024 có quy mô GRDP trên 300.000 tỷ đồng. 7 tỉnh thành có GRDP/đầu người cao nhất cả nước đều đạt mức trên 2.800 USD/người.
Năm 2025, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trở lên. Đây là một bài toán lớn nên thành phố mong muốn nhận được sự góp ý, trao đổi, tư vấn từ đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp… để tìm lời giải hiệu quả.
Mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của các tỉnh, thành phố trên cả nước từ 8% đến 13,6%, theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Bắc Giang và Ninh Thuận là hai địa phương có mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 cao nhất cả nước, lần lượt là 13,6% và 13%.
Mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ 8% đến 9,5%, theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ từ 8% đến 10%, theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của các tỉnh, thành phố thuộc vùng Tây Nguyên từ 8% đến 10%, theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của các tỉnh, thành phố thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ từ 8% đến 13%, theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của các tỉnh, thành phố thuộc vùng Trung du và miền núi phía bắc từ 8% đến 13,6%, theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng từ 8% đến 12,5%, theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên
Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đồng bộ những giải pháp đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với phát triển con người, bảo đảm an sinh xã hội, Ðảng bộ và chính quyền tỉnh Ðồng Nai đã không ngừng nâng cao đời sống nhân dân ngày càng thịnh vượng, hạnh phúc và làm tròn sứ mệnh thiêng liêng này trong mọi hoàn cảnh.
Ðông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới, giữ vị trí đứng đầu về thu ngân sách nhà nước. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 9% diện tích và 20% dân số nhưng vùng góp phần rất lớn cho sự phát triển đất nước. Vùng còn là trung tâm công nghiệp, cảng biển và logistics, đảm nhận khoảng 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam.
Chiều 14/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025; đề ra các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Ngày 10/1, Đoàn công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Trưởng đoàn đã tặng quà Tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, công nhân, người lao động của huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Với tiềm năng, lợi thế khác biệt và sở hữu vị trí chiến lược mạng lưới giao thông đồng bộ, gồm: đường biển, cảng biển, đường sắt, Quốc lộ 1A và cao tốc bắc - nam; các khu công nghiệp quy mô lớn cùng các cụm công nghiệp vệ tinh tạo thành nền tảng vững chắc để phát triển công nghiệp và kinh tế biển, Ninh Thuận đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh tế quốc gia, vươn lên trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
Ngày 3/1, Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên họp báo công bố: Năm 2024 tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (GRDP) tăng 7,70%, quy mô nền kinh tế của tỉnh đạt 159.844 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 121,27 triệu đồng, tăng 8,81 triệu đồng so với năm 2023.
Sau hơn bảy năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam có những bước tiến mới, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP của cả nước.
Mặc dù chịu sự tác động khó khăn chung của nền kinh tế cả nước và biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt, giá cả các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất có nhiều biến động… ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực kinh tế-xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân nhưng sự nỗ lực của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của nhân dân đã tạo động lực cho tỉnh Đắk Lắk vượt qua khó khăn đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp chủ động đề ra các biện pháp, giải pháp cụ thể, thiết thực và phù hợp để lãnh đạo, chỉ đạo toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh thi đua thực hiện hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của tỉnh trong năm 2025…
Tốc độ giải quyết thách thức về cơ sở hạ tầng của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ góp phần quyết định tốc độ tăng trưởng của địa phương này trong năm 2025 và đóng vai trò then chốt trong việc quyết định tốc độ tăng trưởng trong kỷ nguyên mới.
Trong hai ngày 9 và 10/12, tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận, khóa 11, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), nhằm đánh giá thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Ngày 9/12, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 19 để thảo luận và thống nhất ban hành các nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025.
Vượt qua những khó khăn, thách thức, năm 2024, các cấp ủy đảng, chính quyền đã tích cực đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương của Trung ương, của tỉnh với quyết tâm chính trị cao; cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh Quảng Ngãi đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, bức tranh kinh tế có nhiều điểm sáng.