Trước đó, vào 11 giờ 22 phút ngày 20/5, bệnh nhân N.T.D. (trú tại quận Hải An, thành phố Hải Phòng) nhập viện trong tình trạng nửa bàn tay trái bị đứt rời do bị máy cắt tôn chém vào trong lúc làm việc.
Ngay khi tiếp nhận, bệnh viện lập tức huy động kíp bác sĩ chuyên môn cao phối hợp cấp cứu khẩn cấp, thực hiện giảm đau, chống sốc, dùng kháng sinh, tiêm phòng uốn ván và bảo quản phần chi đứt rời đúng quy trình.

Quảng Bình: Phẫu thuật thành công nối ngón tay cho bệnh nhân
Ca mổ kéo dài liên tục trong 10 giờ đồng hồ, trải qua nhiều giai đoạn phức tạp gồm: làm sạch vết thương, cố định xương, nối mạch máu, thần kinh, gân cơ và tạo hình phục hồi.
Kíp phẫu thuật chia thành 2 nhóm, phụ trách lần lượt phần cổ tay và phần chi đứt rời, thực hiện kỹ thuật vi phẫu với sự hỗ trợ tích cực từ khoa Gây mê hồi sức.
Sau 10 giờ phẫu thuật liên tục, bàn tay bệnh nhân đã hồng ấm trở lại, các ngón tay có dấu hiệu sống tốt và bước đầu vận động được.
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Mạnh Thắng, Giám đốc Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp, phẫu thuật nối chi thể đứt rời là một trong những kỹ thuật khó bậc nhất, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị vi phẫu hiện đại và sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa.
Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định, tỉnh táo, bàn tay nối hồng ấm và các ngón tay có dấu hiệu sống tốt.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi xảy ra tai nạn đứt rời chi thể, người dân cần nhanh chóng sơ cứu cầm máu tại đầu mỏm cụt, bảo quản đúng cách phần chi thể đứt rời bằng cách bọc vào gạc vô khuẩn hoặc khăn sạch, cho vào túi nilon buộc kín rồi đặt trong thùng đá (tránh để phần chi thể tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh).
Đồng thời, nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế chuyên sâu về vi phẫu thuật để được xử trí kịp thời, tăng khả năng nối lại thành công.