Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.
Ngày 15/10, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, thị trường dầu mỏ thế giới đang hướng tới tình trạng dư thừa đáng kể nguồn cung dầu mỏ vào năm tới, đồng thời cam kết sẵn sàng can thiệp nếu cần để ứng phó với bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung nào do ảnh hưởng xung đột.
Dự báo về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đạt đỉnh và giảm dần vào cuối thập niên này của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngay lập tức bị Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) phản bác gay gắt, đồng thời bày tỏ lo ngại về những biến động lớn phát sinh trên thị trường năng lượng. Quan điểm của các bên còn nhiều điểm chưa đồng nhất, song từ khác biệt này, những kịch bản đã được gợi mở về tương lai của thị trường dầu mỏ.
Ngày 4/6, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố báo cáo cho thấy, kế hoạch về khí hậu của các quốc gia vẫn chưa phù hợp với mục tiêu tăng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo trên toàn thế giới vào năm 2030 theo mục tiêu được đặt ra tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28 ở Dubai năm ngoái.
Giá dầu thế giới đã vượt đỉnh cao nhất 5 tháng, tiến sát 90 USD/thùng trước rủi ro địa chính trị và chính sách cắt giảm sản lượng tự nguyện từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+). Đà tăng sẽ còn tiếp tục nếu kế hoạch kéo dài, khiến thị trường đặt ra câu hỏi rằng khi nào OPEC+ mới đủ động lực dừng chiến lược “siết van” bơm dầu?
Ngày 14/3, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu cầu dầu mỏ trên toàn cầu sẽ tăng nhiều hơn dự kiến do triển vọng kinh tế Mỹ tươi sáng hơn và nhu cầu nhiên liệu tăng do các tàu chở hàng phải đi đường vòng tránh qua Biển Đỏ.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết tổ chức này sẽ tiếp tục đưa vấn đề biến đổi khí hậu và phát triển bền vững cùng với an ninh năng lượng vào trọng tâm cho các hoạt động và phân tích.
Công suất năng lượng tái tạo được bổ sung vào các hệ thống năng lượng trên toàn thế giới đã tăng 50% vào năm 2023, đạt gần 510GW, trong đó năng lượng mặt trời chiếm 3/4.
Cùng với Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã nâng mức dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2023, chủ yếu nhờ nhu cầu tại Trung Quốc và Ấn Độ đạt mức kỷ lục trong quý cuối năm nay. Theo OPEC, các dữ liệu gần đây cho thấy xu hướng tăng trưởng toàn cầu khởi sắc cùng các nguyên tắc cơ bản lành mạnh của thị trường dầu mỏ.
Châu Phi mới đây tuyên bố có đầy đủ tiềm năng và tham vọng trở thành một phần quan trọng trong giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Dù vậy, để giải phóng tiềm năng tăng trưởng xanh trên toàn châu lục ở mức độ có thể tạo ra những đóng góp ý nghĩa cho quá trình phi carbon hóa nền kinh tế toàn cầu, châu Phi cần sự hỗ trợ của các nước phát triển. Các nước châu Phi kêu gọi cộng đồng quốc tế giảm gánh nặng nợ cho các nước này và cải cách hệ thống tài chính toàn cầu để mở đường cho hoạt động đầu tư vào năng lượng sạch.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố báo cáo kêu gọi các nước giàu cũng như các nước đang phát triển tăng sử dụng năng lượng sạch nhằm cải thiện tình hình thực hiện các mục tiêu trung hòa khí thải.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, thế giới đang đứng trước bước ngoặt lịch sử khi kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch dần khép lại, mở ra trang mới của năng lượng tái tạo. Để tận dụng cơ hội này, IEA kêu gọi các nhà hoạch định chính sách thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi năng lượng và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Theo số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), chỉ số MXV-Index tăng 1,53% lên 2.165 điểm, cho thấy đà hồi phục mạnh mẽ của giá hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua. Đáng chú ý, dòng tiền đầu tư đến thị trường tăng vọt, giá trị giao dịch toàn Sở đạt hơn 6.300 tỷ đồng, tăng hơn 75% so ngày trước đó. Đây là mức cao nhất ghi nhận từ giữa tháng 11/2022.
Ngày 18/2, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol đã cảnh báo nguy cơ thiếu hụt năng lượng vào mùa đông tới, với tương đối ít khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) xuất ra thị trường, trong khi mức tiêu thụ của Trung Quốc sẽ tăng lên trong năm nay.
Ngày 12/12, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo, dù có đủ khí đốt trong mùa đông này, Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt trong năm tới nếu Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nhận định, châu Âu cần nhanh chóng giảm tiêu thụ khí đốt để vượt qua mùa đông này trong bối cảnh dự trữ khí đốt đang ở mức thấp và có những lo ngại về nguy cơ Nga cắt đứt hoàn toàn nguồn cung.
Thứ trưởng Tài chính Đức Joerg Kukies ngày 13/7 cho biết, nước này sẽ chấm dứt hoàn toàn hoạt động mua than đá của Nga vào ngày 1/8 tới, cũng như ngừng mua dầu mỏ Nga vào ngày 31/12 tới, đánh dấu sự thay đổi lớn trong nguồn cung năng lượng của Đức.
Báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, thế giới sẽ đạt kỷ lục mới về công suất điện tái tạo trong năm nay với năng lượng điện mặt trời dẫn đầu ở Trung Quốc và châu Âu.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) kêu gọi tăng cường làm việc tại nhà, đẩy mạnh sử dụng phương tiện giao thông công cộng, lái xe chậm hơn… nhằm cắt giảm mức tiêu thụ dầu trên toàn cầu trong vài tháng tới, nhất là trong bối cảnh những lo ngại về nguồn cung năng lượng gia tăng.
Chỉ có 2 trong số 46 công nghệ và lĩnh vực năng lượng đang “đi đúng hướng” với Kịch bản Phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đặt ra yêu cầu phải tăng cường hơn nữa những nỗ lực trên tất cả các lĩnh vực để duy trì tính khả thi của mục tiêu trên.
Ngày 4/11, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, các cam kết không phát thải ròng và cắt giảm khí methane của nhà lãnh đạo các quốc gia tham dự Hội nghị Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26) sẽ thúc đẩy thế giới gần với việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống dưới 2 độ C.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/10 cho biết, thế giới cần tăng mức đầu tư vào năng lượng tái tạo lên gấp 3 lần vào cuối thập kỷ này nếu như muốn ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và giữ cho thị trường năng lượng đầy biến động trong tầm kiểm soát.
Ngày 12/8, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho rằng, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu từ nay đến cuối năm sẽ tăng chậm hơn so với dự báo trước đó do biến thể Delta hoành hành, buộc chính phủ các nước tiêu thụ nhiều dầu mỏ trên thế giới phải thực hiện các biện pháp hạn chế hoạt động.
Ngày 20-4, Cơ quan Năng lượng quốc tế cho biết, lượng khí thải CO2 từ sử dụng điện trên toàn cầu sẽ tăng gần 5% trong năm nay. Điều này cho thấy sự phục hồi kinh tế từ Covid-19 có thể mang đến nhiều lợi ích, trừ sự bền vững đối với khí hậu.
Lượng khí thải carbon dioxide trên toàn cầu tăng nhẹ trong tháng 12-2020 so với cùng kỳ năm 2019, cho thấy mức giảm phát thải mạnh do đại dịch chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.