Trong số này, N.V.C (sinh năm 1994, quê ở Nho Quan, Ninh Bình) khai báo: "Ban đầu, họ bảo tôi sang Thái Lan làm nhà hàng, đặt cỗ. Nhưng ngay khi đến nơi, tôi bị đưa sang Myanmar, nhốt trong khu nhà có bảo vệ và camera. Ở đó, họ bắt tôi giả danh người giao rượu để gọi điện về Việt Nam lừa người ta chuyển tiền cọc. Có người chỉ dẫn bài bản: từ cách nói chuyện, gửi ảnh, hóa đơn, thậm chí dựng video giả".

Công an Hà Tĩnh triệt phá đường dây lừa đảo xuyên quốc gia
Nỗi ám ảnh mà N.V.C kể lại còn nằm ở những "luật lệ" bất thành văn: Ai lừa giỏi thì bị giữ lại làm việc, không được về; ai lừa dở thì bị đánh, bị bỏ đói. Lừa giỏi cũng chết, mà không lừa được cũng chết.
Đặc biệt, nếu muốn về nước, các nạn nhân buộc phải “đền hợp đồng” với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Không có khả năng chi trả, nhiều người như N.V.C chỉ được trở về khi lực lượng chức năng Myanmar triệt phá một phần khu vực và tiến hành trục xuất.
![]() |
Phóng viên Báo Nhân Dân phỏng vấn đối tượng N.V.C về các hành vi lừa đảo qua không gian mạng. (Ảnh: VĂN HÙNG) |
Theo Trung tá Lại Minh Quyết, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Ninh Bình: "Các tổ chức tội phạm ngày càng sử dụng thủ đoạn tinh vi hơn. Chúng khai thác công nghệ AI để giả giọng người thân, dựng bối cảnh video call, khiến người dân tưởng thật. Các nạn nhân như N.V.C không chỉ bị bóc lột về sức lao động, mà còn bị biến thành công cụ tiếp tay cho lừa đảo xuyên quốc gia. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai đang có ý định tìm việc làm ở nước ngoài thông qua mạng xã hội".
Lực lượng chức năng khuyến cáo: Người dân cần hết sức cảnh giác với các lời mời làm việc nước ngoài thiếu minh bạch; không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mã OTP qua điện thoại, kể cả với người tự xưng là công an, viện kiểm sát, ngân hàng...
Hiện Công an tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục điều tra, truy vết các đường dây đưa người xuất cảnh trái phép, ép buộc lao động và thực hiện hành vi lừa đảo để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.