Ngày 5/5, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã triệu tập một cuộc họp nội các an ninh để thảo luận về việc mở rộng chiến dịch quân sự tại Dải Gaza và khả năng nối lại viện trợ nhân đạo vào vùng lãnh thổ này.
Chương trình Lương thực thế giới (WFP) ngày 22/4 cho biết buộc phải đình chỉ cứu trợ cho 650.000 phụ nữ và trẻ em trong tháng 5 bị suy dinh dưỡng ở Ethiopia do thiếu ngân quỹ.
Trong báo cáo ngày 7/3, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Liên chính phủ về Phát triển khu vực Đông Phi (IGAD) ước tính, có khoảng 82,1 triệu người tại Đông Phi và Trung Phi đang rơi vào tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, cần được hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp.
Saudi Arabia, Qatar và Liên hợp quốc cho rằng việc thành lập một chính phủ "song song" tại Sudan có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chia rẽ tại quốc gia Đông Phi đang chìm trong xung đột.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 26/2, Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) cho biết cơ quan này buộc phải tạm dừng hoạt động trong và chung quanh trại tị nạn Zamzam bị nạn đói hoành hành ở Bắc Darfur của Sudan do tình trạng bạo lực leo thang.
Là tương lai của thế giới nhưng nhiều trẻ em đang phải gánh chịu những đau thương, mất mát do các cuộc xung đột khốc liệt, tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và nghèo đói gia tăng. Trong bối cảnh đó, Hội nghị thế giới về quyền trẻ em, diễn ra ngày 3/2 tại Vatican, kêu gọi các nước và tổ chức quốc tế cùng chung tay xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho hàng triệu trẻ em.
Một quan chức Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) hôm qua cho biết, sau 20 tháng xung đột vũ trang, Sudan "vẫn đang chìm trong vòng xoáy của một cuộc khủng hoảng nhân đạo với quy mô đáng kinh ngạc", đồng thời kêu gọi thêm sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế.
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết họ cần 404 triệu đô-la Mỹ để hỗ trợ các nhu cầu nhân đạo cấp bách của hàng triệu người dân bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng ở Nam Sudan trong 6 tháng tới.
Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) cho biết, Zimbabwe dường như đang hướng đến một đợt khô hạn nữa có thể làm trầm trọng thêm nạn đói cho hàng triệu người vốn đang phải chịu đựng hạn hán do El Nino gây ra.
Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến Sudan, nơi 8,5 triệu người đang sống trong tình trạng mất an ninh lương thực ở mức khẩn cấp và 775.000 người khác phải đối mặt với tình trạng gần như nạn đói.
Ngày 15/10, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo, hàng triệu người trên khắp khu vực miền nam châu Phi đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, trong khi khả năng cung cấp viện trợ của tổ chức này đang bị ảnh hưởng do thiếu hụt kinh phí.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) chỉ ra nghịch lý rằng, dù sản lượng lương thực đủ để đáp ứng nhu cầu nhiều hơn dân số thế giới, song nạn đói vẫn tiếp diễn. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, xung đột dai dẳng và cú sốc kinh tế vẫn là những nguyên nhân chính gây ra và làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng lương thực. Điều này đòi hỏi những nỗ lực chung nhằm bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.
Trên mạng xã hội X, người đứng đầu UNRWA nhấn mạnh hơn 1 triệu người tại Gaza không nhận được thực phẩm trong tháng 8 và con số này tăng lên 1,4 triệu người đến tháng 9 vừa qua.
Chỉ còn vài năm nữa là đến hạn chót thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), song thực tế cho thấy, thế giới vẫn còn cách xa mục tiêu không còn nạn đói.
Xung đột đã dẫn đến sự phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng, các nguồn lương thực và thu nhập chính, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực vốn đã rất tồi tệ.
Biến đổi khí hậu, xung đột và suy thoái kinh tế vẫn là những nguyên nhân chính gây ra và làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng lương thực ở nhiều nơi trên thế giới. Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế huy động nguồn lực, chung tay hành động hướng tới mục tiêu không còn nạn đói.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan liên chính phủ về phát triển khu vực Đông Phi (IGAD) cảnh báo, khoảng 74,9 triệu người ở khu vực Greater Horn (Sừng Lớn) của châu Phi đang trong tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng. Với các cuộc khủng hoảng nhân đạo được đánh giá là tồi tệ nhất thế giới hiện nay, khu vực Sừng châu Phi đứng bên bờ vực nạn đói và cần sự hỗ trợ khẩn cấp của cộng đồng quốc tế.
Người dân ở Gaza hiện nay chỉ đang sống sót nhờ vào bánh mỳ khi đối mặt với tình trạng thiếu rau củ, trái cây và thịt cá trầm trọng khiến nạn đói ngày càng lan rộng.
28 trong tổng số hơn 8.000 em đã thiệt mạng và một bộ phận đáng kể dân số ở Dải Gaza đang phải đối mặt với các hiểm họa nhân đạo, điển hình như nạn đói.
Hệ thống lương thực toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức khi chỉ số giá lương thực tăng nhiều tháng liên tiếp, trong khi đó thời tiết cực đoan đe dọa làm sụt giảm sản lượng nông sản, các cuộc xung đột khiến nạn đói ngày càng nghiêm trọng. Thực trạng này có thể làm đảo ngược những thành tựu thế giới đạt được trong cuộc chiến chống đói nghèo.
Tình trạng mất an ninh lương thực trên thế giới trở nên trầm trọng hơn vào năm 2023, với khoảng 282 triệu người thiếu ăn do các cuộc xung đột, đặc biệt là ở Gaza và Sudan.
Liên hợp quốc cảnh báo hàng nghìn người Gaza đang phải đối mặt với nạn đói, đặc biệt là ở phía Bắc vùng lãnh thổ này, nơi việc phân phối lương thực và viện trợ bị hạn chế.
Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), sự nóng lên toàn cầu và các đợt nắng nóng dự kiến sẽ làm tăng giá lương thực và lạm phát trên toàn thế giới trong tương lai.
Xung đột gia tăng đang đẩy người dân Sudan và CHDC Congo tới bờ vực của nạn đói. 18 triệu người, chiếm hơn một phần ba dân số Sudan và 23,4 triệu người, chiếm 25% dân số CHDC Congo, sắp rơi vào cảnh đứt bữa. Những con số biết nói dù không mong muốn này gióng hồi chuông cảnh báo các phe phái ở hai quốc gia châu Phi cần nhanh chóng chấm dứt xung đột nhằm khôi phục an ninh, ổn định cuộc sống thường nhật cho người dân.
Trong một tuyên bố trên mạng xã hội, Cơ quan Cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) nêu rõ cứ 3 trẻ em dưới 2 tuổi ở miền Bắc Gaza thì có một trẻ bị suy dinh dưỡng thể nặng.
Ngày 11/3, ngày bắt đầu tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi Israel và lực lượng Hamas ngừng bắn, tăng cường viện trợ nhân đạo cho người dân và phóng thích tất cả con tin. Ông Guterres nhấn mạnh, xung đột vẫn tiếp diễn ở Gaza trong khi đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn không đạt kết quả là không thể chấp nhận.
Tạo đột phá trong cuộc chiến chống đói nghèo và bất bình đẳng là ưu tiên của Brazil trong nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Những cú sốc nghiêm trọng, diễn ra đồng thời như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột... đang đẩy thế giới vào tình trạng khẩn cấp về mất an ninh lương thực.