Khai trương từ năm 2020, Bảo tàng Công nghệ thông tin đầu tiên của Việt Nam tại phố Đông Tác, Hà Nội, đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong hoạt động bảo tồn và phát triển di sản công nghệ của đất nước.
Những cải cách về tinh gọn bộ máy, hướng tới hiệu quả, năng suất cao và bền vững hơn là bước đi quan trọng và cần thiết. Theo TTXVN, đây là nhận định của bà Rachel Isenschmid, thành viên của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sĩ-Việt Nam (SVEF), khi nói về công cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy tại Việt Nam theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm nhằm xây dựng hệ thống chính quyền hoạt động hiệu quả hơn, tránh tình trạng chồng chéo chức năng, gây lãng phí nguồn lực lớn của đất nước.
Thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, ngày 25/2, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Ngày 4/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã tổ chức Hội nghị quán triệt các Nghị quyết, kết luận của Trung ương và các Chương trình hành động của Tỉnh ủy. Hội nghị được kết nối từ điểm cầu cấp tỉnh đến 143 điểm cầu cấp huyện và 375 điểm cầu cấp xã, với 13.527 đại biểu tham dự.
Kể từ năm 2017 đến nay, Bộ Công an đã có 3 lần sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Qua 2 lần sắp xếp, tinh gọn bộ máy trước đó, Bộ Công an đã thực hiện rất tốt, mang lại hiệu quả cao; việc giảm tầng lớp trung gian đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá cao.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mỗi giai đoạn cách mạng phải có bộ máy để thực thi đường lối, chính sách pháp luật, bảo đảm mục tiêu cho từng giai đoạn phát triển. Đây là thời điểm vàng triển khai tinh gọn, sắp xếp bộ máy để đạt được các mục tiêu đề ra, trong đó có mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Nhân Dân, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước và của ngành Công thương; là năm toàn ngành quyết tâm tăng tốc, bứt phá để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Các cơ quan, đơn vị đang khẩn trương trong thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Thực tế lâu nay đã được chỉ rõ: Các tầng nấc trung gian dẫn đến mất thời gian qua “nhiều cửa” thủ tục hành chính, gây cản trở, thậm chí tạo điểm nghẽn, làm lỡ cơ hội phát triển, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Chi phí vận hành hệ thống tổ chức bộ máy lớn đương nhiên dẫn đến làm giảm nguồn lực cho đầu tư phát triển…
LTS- Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm này, 12 tỉnh, thành phố đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với sự đồng thuận rất cao của người dân. Bộ máy hành chính mới sẵn sàng vận hành phục vụ nhân dân từ ngày 1/1/2025.
Trong bài viết “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn là tất yếu khách quan để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới. Đây là chỉ đạo mới, thiết thực, phù hợp với xu thế thời đại.
Chiều 16/12, tại Nhà Quốc hội, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội” (Ban Chỉ đạo), đã chủ trì Phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo.
Điểm hội tụ chiến lược sau 40 năm đổi mới đất nước đem đến cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; đồng thời, cũng đặt ra yêu cầu cấp bách thực hiện quyết liệt cuộc cách mạng nhằm xây dựng hệ thống chính trị thật sự tinh gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Việc đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng không chỉ là đòi hỏi tất yếu mà còn là mục tiêu trọng tâm, mang tính quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp phát triển toàn diện kinh tế-xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới, sắp xếp lại bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả không chỉ là đòi hỏi cấp thiết mà còn là động lực quan trọng để đưa đất nước phát triển toàn diện trong bối cảnh mới. Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ "việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là đòi hỏi rất cấp thiết trong tình hình thực tiễn".
Trước thềm chuẩn bị cho đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã phát đi một thông điệp về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam như một lời hiệu triệu, thúc giục tinh thần hành động, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung để thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến 2030, đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao.
Đẩy mạnh cải cách, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay mà còn là đột phá chiến lược để đưa đất nước tiến xa hơn trên con đường phát triển toàn diện. Sự quyết tâm và đồng thuận trong việc thực hiện công cuộc cải cách rộng lớn và then chốt này sẽ tạo nền móng vững chắc để Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, thịnh vượng và văn minh.
Ngoài các giải pháp trọng tâm, trong bài viết với tiêu đề: “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” và các phát biểu trên nghị trường Quốc hội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặc biệt nhấn mạnh 2 nội dung: Các cơ quan trung ương phải gương mẫu thực hiện đầu tiên và phải gắn việc tinh giản biên chế với vấn đề cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để đạt được hiệu quả cao nhất…
Trong kỷ nguyên số, khi xây dựng được một hạ tầng số tin cậy, an toàn, với một hạ tầng dữ liệu thống nhất, “đúng, đủ, sạch, sống” dùng chung thì có thể tổ chức lại bộ máy các ngành, các cấp gọn nhẹ và hiệu quả hơn hẳn về chất.
Tiên phong, gương mẫu đi đầu, ngay từ khi còn đang giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm (nay là đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm) đã cùng Đảng ủy Công an Trung ương, tập thể lãnh đạo Bộ Công an đặc biệt quyết liệt trong việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp, tổ chức lại bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cùng với Bộ Công an, một số bộ, ngành, địa phương khác cũng rất tích cực thực hiện nhiệm vụ này và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận…