Ngành nông nghiệp vươn tới thị trường toàn cầu

Ngành nông nghiệp vươn tới thị trường toàn cầu

Trong gần 40 năm kể từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, ngành nông nghiệp đã đạt được mức tăng trưởng nhanh, ổn định và tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Hành trình đầy thử thách trong chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; từng bước thay đổi tiếp cận từ nông nghiệp nâu sang nông nghiệp xanh... đã đưa Việt Nam vươn lên vị trí một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
Ông Samuel, CEO và nhà sáng lập Shamba Pride tại Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025. (Ảnh: HẢI YẾN)

Những mầm xanh từ "lục địa đen" lan toả thông điệp toàn cầu

Những chiếc xe buýt không khói, sáng kiến hỗ trợ nông dân và mô hình sản xuất từ tre - những “mầm xanh” của phát triển bền vững từ châu Phi - đang thu hút sự chú ý tại Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025, lan tỏa thông điệp mạnh mẽ về một lục địa đang chủ động chuyển mình vì tương lai xanh toàn cầu.
Đại biểu bên mô hình xử lý thải của nông dân được mô hình hoá tại hội thảo. (Ảnh: HNV)

Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam

Ngày 15/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tổng kết dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Hội thảo đã thu hút đông đảo đại biểu là nông dân của các tỉnh, thành phố tham dự dự án cùng các nhà quản lý, các chuyên gia nông nghiệp tham dự.
Tưới cà-phê bằng phương pháp tiết kiệm nước tại cánh đồng mẫu ứng dụng công nghệ cao xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.

Sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu

Trước dự báo khả năng mùa khô hạn kéo dài, tình hình thời tiết biến đổi cực đoan, tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho nhiều loại cây trồng, các hộ dân tại Kon Tum đang tích cực áp dụng khoa học-kỹ thuật và các phương pháp sản xuất phù hợp nhằm tiết kiệm nguồn nước tưới, hạn chế thấp nhất tình trạng thiếu nước cục bộ xảy ra, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Sinh viên tìm hiểu, nghiên cứu mô hình trồng nấm vân chi đỏ tại Trường đại học Đồng Tháp. (Ảnh Trường đại học Đồng Tháp cung cấp)

Đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao

Đồng Tháp là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp. Do đó, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao để phát triển nền nông nghiệp là yêu cầu cấp bách, là thách thức lớn đang đặt ra đối với địa phương. Nguồn nhân lực này còn giúp địa phương phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Quảng Nam phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững. (Ảnh: LÊ ANH QUÂN)

Tạo đà bứt phá cho ngành nông nghiệp

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã tiến hành cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn. Nhiều phương pháp canh tác thông minh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại thu nhập cao cho người dân.
Đội Đắk Lắk xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Nhà nông đua tài năm 2025.

Đội Đắk Lắk đoạt giải Nhất Hội thi Nhà nông đua tài năm 2025

Tối 11/3, tại Quảng trường 10/3 thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra Vòng chung kết Hội thi Nhà nông đua tài năm 2025 với chủ đề “Canh tác cà-phê thông minh”, với sự tranh tài của bốn đội thi đến từ các tỉnh Đắk Lắk, Bình Phước, Sơn La, Kon Tum. Đây là một trong 17 hoạt động chính tại Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.
Thu hoạch lúa thơm ST trên cánh đồng lớn ở Sóc Trăng.

Sóc Trăng: Nâng tầm giá trị nông sản xanh

Tại Sóc Trăng, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định sự phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó không chỉ tạo ra những giống lúa, giống cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt với những phẩm chất đặc biệt mà còn giúp nông dân sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.
Các đồng chí lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu chủ trì Hội thảo.

Để nghề làm muối phát triển trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt

Nghề muối dù rất vất vả, sản xuất phụ thuộc vào thời tiết, nhưng thu nhập của diêm dân lại rất bấp bênh, bởi hiện nay, các khâu trong sản xuất muối hầu hết đều làm bằng thủ công, năng suất thấp, lao động nặng nhọc nên để phát triển nghề muối được bền vững, đạt hiệu quả cao.
TTC AgriS đẩy mạnh hợp tác đa phương trong chiến lược thương mại toàn cầu

TTC AgriS đẩy mạnh hợp tác đa phương trong chiến lược thương mại toàn cầu

Là một trong những đại diện doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững Việt Nam, Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa (TTC AgriS, HoSE: SBT) đặt trọng tâm vào việc tăng cường hiện diện tại các thị trường quốc tế thông qua chiến lược hợp tác đa phương, xây dựng nền tảng kết nối thương mại quốc tế nhằm giải quyết các thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và thực hành nông nghiệp có trách nhiệm.
Hai bên ký kết các nội dung hợp tác. (Ảnh BTC)

Tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Trách nhiệm hữu hạn MENAS (MENAS) cùng Viện ứng dụng Khoa học công nghệ và Đào tạo Mekong (MEFAST) vừa ký kết hợp tác song phương về phát triển hệ sinh thái văn hóa nông nghiệp thông qua quảng bá, xúc tiến thương mại nông sản, sản phẩm OCOP, đặc biệt là chuỗi giá trị các nông sản đã đạt chứng nhận “Chỉ dẫn địa lý” tại các địa phương trong giai đoạn 2025-2027.
Bứt phá phát triển, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia

Bứt phá phát triển, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia

Năm 2024, ngành nông nghiệp Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP 3,3%. Thặng dư thương mại toàn ngành lập kỷ lục mới, đạt 17,9 tỷ USD, tăng 46,8% so với năm 2023 và chiếm đến 71,6% xuất siêu cả nước. Vượt lên những khó khăn, thách thức từ thiên tai, thị trường, biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp vừa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, vừa hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng.
 Đưa phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn tài nguyên tái tạo có ý nghĩa rất lớn trong phát triển kinh tế tuần hoàn.

Sử dụng hiệu quả phụ phẩm trong trồng trọt

Hằng năm, khối lượng phụ phẩm trong trồng trọt ở nước ta lên tới hàng trăm triệu tấn. Các phụ phẩm này đều chứa dinh dưỡng tốt nếu được hoàn trả nhằm cải tạo lại đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại phụ phẩm trồng trọt hiện nay chưa hợp lý, đây là nguyên nhân làm tăng phát thải khí nhà kính, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Hiện nay, Gia Lai đã hình thành được 18 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Gia Lai đẩy mạnh thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

Tỉnh Gia Lai có hơn 1,4 triệu héc-ta diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Ðể phát huy tiềm năng lợi thế này, những năm qua, tỉnh chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã hình thành được 18 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích hơn 3.400 ha, tập trung vào các sản phẩm chính như bơ, sầu riêng, thanh long, hồ tiêu, cà-phê, rau, hoa, dược liệu…
Mô hình trạm quan trắc thời tiết thông minh metos phục vụ việc chăm sóc cây chè ở Thái Nguyên.

Hỗ trợ ứng dụng khoa học, công nghệ cho khu vực nông thôn, miền núi

Bộ Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ xây dựng “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực khu vực nông thôn, miền núi” (Chương trình). Do đó, để bảo đảm Chương trình triển khai hiệu quả, thiết thực nhất, cần xác định đúng đối tượng, hỗ trợ trúng mục tiêu, tránh dàn trải…
Nông dân Đắk Nông thu hoạch sầu riêng.

Đắk Nông phát huy tiềm năng lợi thế phát triển nông nghiệp

Ngành nông nghiệp là một trong 3 trụ cột kinh tế của Đắk Nông. Sản xuất nông nghiệp đang chuyển mạnh theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, phát huy lợi thế địa phương; chú trọng ứng dụng khoa học-công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hữu cơ, tuần hoàn, kết hợp; chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đang từng bước trở thành động lực phát triển kinh tế của các địa phương.

Kinh tế tập thể và hợp tác xã tại Nghệ An nhiều bước tiến triển vọng

Trong năm 2024, kinh tế tập thể và hợp tác xã tại Nghệ An đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, nhất là sau hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Luật Hợp tác xã sửa đổi năm 2023. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều dấu hiệu tích cực, nhưng thực tế sự phát triển của khu vực này vẫn còn không ít thách thức cần được giải quyết để phát huy hết tiềm năng.