Tính đến đầu tháng 5/2025, 12 xã và 1 thị trấn của huyện Thường Tín sẽ được cấp nước sạch. Dự kiến 14 xã còn lại trên địa bàn sẽ được cấp nước sạch vào cuối tháng 5 này. Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu hết năm 2025 sẽ phủ kín mạng lưới cấp nước sạch để 100% số xã trên địa bàn Thủ đô có nước sạch cho người dân sử dụng.
Trong không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, ngày 26/4, Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Trị tổ chức lễ khởi công dự án “Đầu tư xây dựng tuyến ống cấp nguồn nước sạch cho 8 xã phía đông bắc huyện Triệu Phong; hoàn thiện mạng lưới cấp nước và đấu nối hai xã Triệu Tân, Triệu Thành”.
Vào cao điểm hạn, mặn hằng năm, người dân các địa phương giáp biển của tỉnh Tiền Giang thuộc các huyện Gò Công Đông, Tân Phú Đông và thành phố Gò Công luôn lo thiếu nguồn nước ngọt để sinh hoạt, sản xuất. Những ngày qua, ngành chức năng của tỉnh đã mở 23 vòi nước ngọt công cộng cấp miễn phí cho người dân có nhu cầu...
Theo dự báo từ nay đến giữa tháng 4 do ảnh hưởng của các kỳ triều cường cho nên khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long sẽ xuất hiện nhiều đợt cao điểm xâm nhập mặn. Ở vùng cửa sông Cửu Long và các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng nếu không chủ động ứng phó sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và UN Women hợp tác hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương tại hai tỉnh Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn.
Là huyện miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên, Phú Lương có hơn 50% dân số là người dân tộc thiểu số, cư trú phân tán, chưa có điều kiện đầu tư, mua sắm công trình, trang thiết bị cấp nước sinh hoạt. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Phú Lương chỉ đạo khảo sát thực tế, thống kê, rà soát nhu cầu để đầu tư, hỗ trợ và đến nay đã mang lại nguồn nước sinh hoạt cho hàng trăm hộ dân.
Đơn vị quản lý lòng hồ Đankia-Suối Vàng, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức thu dọn rác trên hồ. Hồ này là nguồn cấp nước của nhà máy xử lý nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt và một phần huyện Lạc Dương.
Khu vực hồ Đankia, địa bàn huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, nguồn cấp nước của nhà máy xử lý nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương, đang bị bủa vây bởi các loại rác thải hữu cơ và rác thải nông nghiệp, nhất là sau những cơn mưa lớn.
Thời gian qua, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên khẩn trương thi công xây dựng 3 khu tái định cư phục vụ di dời người dân trong diện giải tỏa phục vụ dự án cao tốc bắc-nam đoạn Chí Thạnh-Vân Phong. Tuy nhiên, công trình khu tái định cư xã An Hiệp, huyện Tuy An khi dân đến ở, xây dựng nhà cửa thì gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt và xây dựng.
Ngày 6/8, Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cho biết, trước hiện tượng cá chết bất thường tại hồ chứa nước Rào Đá ở xã Trường Xuân, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, xã Trường Xuân và các đơn vị liên quan kiểm tra làm rõ nguyên nhân và có biện pháp bảo đảm chất lượng nguồn nước sinh hoạt.
Huyện miền núi Ba Chẽ (Quảng Ninh) có hơn 19 nghìn người dân tộc thiểu số, chiếm hơn 80% số dân toàn huyện, gồm 14 dân tộc cùng sinh sống ổn định thành các cộng đồng, cư trú tập trung tại bảy xã và một thị trấn.
Việc cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng nông thôn hiện nay đang gặp những khó khăn do nhiều công trình giao cho ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng quản lý bị hư hỏng, xuống cấp; một số công trình thu tiền nước không đủ bù chi, thậm chí không đủ để trang trải cho quản lý, vận hành và sửa chữa nhỏ...
Những năm qua, trên địa bàn cả nước đã có hàng nghìn công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được đầu tư xây dựng ở các vùng nông thôn, nhất là các khu vực vùng sâu, xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Theo Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn từ 2000 đến 2016, nước sạch nông thôn được đầu tư chủ yếu thông qua Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; một số dự án ODA tài trợ bởi JICA, ADB, WB, Australia, Hà Lan, Đan Mạch, Unicef....
Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 (Luật Tài nguyên nước năm 2023) được thông qua ngày 27/11/2023, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Đây là một bước tiến rất lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước trong bối cảnh nguồn nước Việt Nam được đánh giá "quá thừa, quá thiếu, quá bẩn".
Chiều 29/5, Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có quyết định phê duyệt dự án nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước tại 2 huyện Tuyên Hóa và Bố Trạch để đáp ứng nhu cầu về nước sinh hoạt cho người dân trong cao điểm mùa hè.
Chiều 8/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tình hình hạn đang diễn biến phức tạp tại các huyện Ninh Hải và Thuận Bắc và đề ra những giải pháp để cung ứng nước sinh hoạt cho người dân, nước sản xuất và chăn nuôi gia súc trong mùa khô năm 2024.
Những ngày qua, đoàn công tác xã hội của nhiều đơn vị chức năng và doanh nghiệp đã không ngại khó khăn về các vùng nông thôn tỉnh Cà Mau để cung cấp nước sinh hoạt miễn phí cho người dân, hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường.
Trong ngày 8/4, nhiều tàu chuyên dụng của lực lượng Lữ đoàn Vận tải 659, thuộc Cục Hậu cần Quân khu 9 đã vận chuyển nước sạch từ thành phố Cần Thơ về tận Cà Mau để cấp nước sinh hoạt miễn phí cho người dân vùng ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 34/CĐ-TTg về việc tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Tỉnh Bình Phước đang vào đợt nắng nóng cao điểm của mùa khô, khiến mực nước ở các hồ thủy lợi đều xuống thấp, nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất nông nghiệp một số nơi đã cạn kiệt. Để đối phó với khô hạn, ngành chức năng tỉnh Bình Phước đang nỗ lực điều tiết nước ở các hồ lớn để hỗ trợ người dân cứu cây trồng. Cùng đó, nông dân cũng chủ động triển khai các giải pháp tiết kiệm nước để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp.
Ngày 7/4, tại Tiền Giang, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Trung ương đã đi kiểm tra tình hình hạn, mặn; cung cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng ven biển và làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang, kết nối trực tuyến với tỉnh Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng.
Sáng 4/4, tại hội nghị sơ kết quý I, triển khai các mặt công tác quý II/2024, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau yêu cầu các cấp chính quyền và ngành chức năng trong tỉnh tập trung nhiều cho việc ứng phó với hạn hán, thiên tai, không để người dân thiếu nước sử dụng cho các nhu cầu thiết yếu.
Trải qua những mùa khô hạn khốc liệt, việc tìm kiếm nguồn nước ngọt dồi dào ở Cà Mau càng thêm cấp thiết. Năm nay cũng vậy, đang cao điểm mùa khô, những khu vực vốn được coi là “rốn” ngọt của tỉnh Cà Mau đã “khát khô” vì thiếu nước ngọt.
Tỉnh Kiên Giang có bờ biển dài khoảng 200km với hệ thống các xã đảo, cụm đảo ven biển. Bên cạnh tiềm năng phát triển kinh tế, các địa phương ven biển, hải đảo của tỉnh thường xuyên đối mặt với nguy cơ hạn, xâm nhập mặn, tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt vào mùa khô.
Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã triển khai thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các chính sách hỗ trợ hạ tầng, phục vụ sinh hoạt, đời sống được quan tâm đầu tư đã và đang giúp đồng bào các dân tộc ổn định đời sống, phát triển kinh tế…