Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc áp dụng các khuyến cáo mới vào chương trình HIV quốc gia trong điều trị PrEP dự phòng HIV. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tăng 40% nam quan hệ tình dục đồng giới sử dụng PrEP vào năm 2023 còn rất nhiều thách thức.
Bên cạnh tiếp tục huy động các nguồn lực tài chính trong nước quan trọng, Bộ Y tế đang hoàn thiện chính sách tăng tỷ trọng đầu tư của khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS lên tới 10% năm 2025 và 15% năm 2030.
Ngày 30/11, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS với chủ đề "Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030".
Việt Nam mới chỉ có 87% người biết tình trạng nhiễm HIV. Để đạt mục tiêu lên 95% người biết tình trạng nhiễm HIV vào năm 2030, Việt Nam cần có nhiều giải pháp để mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm.
Tháng Hành động phòng chống HIV/AIDS năm 2024 (từ ngày 10/11 đến 10/12) và Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS (1/12) đều lấy quyền con người làm trung tâm. Theo đó, việc bảo đảm quyền công bằng, bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS được coi trọng.
Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là “chìa khóa” quan trọng để Việt Nam giảm tỷ lệ ca mắc mới, hạn chế nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Từ hiểu, đến đồng cảm và chia sẻ là một hành trình nỗ lực dài hơi, cam go của nhiều tổ chức thế giới, các quỹ tài trợ thế giới, Bộ Y tế và cộng đồng những người nhiễm HIV để người nhiễm HIV, không tự kỳ thị với chính mình mà tự “giết chết” mình trong bi quan và hàng rào kỳ thị.
3 năm kể từ ngày biết mình nhiễm HIV, Phan Ngọc H. “đoạn tuyệt” với các bạn tình. H. lao vào làm việc, nhận tới 5 công việc khác nhau, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. H. bảo đó là cách để em quên đi quá khứ kinh khủng ập đến với em vào đúng ngày sinh nhật 3 năm trước. “Em không thể quay ngược thời gian cuộc đời mình. Điều em làm được, là phải giúp các bạn khác, không nhiễm HIV”, H. tâm sự.
Để xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV, cần phải có sự thay đổi từ nhận thức của cộng đồng. Giám đốc UNAIDS khu vực châu Á-Thái Bình Dương Eamonn Murphy nhấn mạnh đến nỗ lực và ảnh hưởng của báo chí-truyền thông trong việc chuyển tải các thông điệp một cách đúng đắn, giúp thay đổi nhận thức của cộng đồng về HIV, để vấn đề phân biệt, kỳ thị đối xử sẽ chỉ còn là quá khứ.
Cứ 10 giờ sáng hàng ngày, anh Đ.P.K (sinh năm 1985, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) lại chạy xe ba gác, đến uống thuốc methadone tại Khoa tư vấn và điều trị nghiện chất. “6 năm nay uống methadone, có xài lại ma túy cũng không còn cảm giác như xưa. Tôi đã và đang làm lại cuộc đời của mình”, anh K. chia sẻ.
Với 7.700 người nhiễm HIV đang sống trong cộng đồng, An Giang là tỉnh đứng thứ 5 trên toàn quốc về số trường hợp mới phát hiện HIV. Mặc dù xác định gần 40% ca nhiễm mới trong nhóm nam quan hệ đồng giới (MSM), nhưng tỉnh An Giang vẫn còn nhiều vướng mắc trong ngăn chặn dịch lây lan từ nhóm có tốc độ lây nhiễm HIV cao nhất tỉnh này.
Đẩy mạnh y tế tư nhân tham gia vào phát hiện ca nghi ngờ nhiễm HIV, đưa vào quản lý, xét nghiệm sàng lọc, điều trị dự phòng Prep... góp phần làm giảm rõ rệt các trường hợp nhiễm HIV, chuyển sang AIDS và tử vong. Tỉnh Đồng Tháp có nhiều sáng kiến để đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS thời gian qua.
Nhờ sự giúp đỡ của Quỹ Toàn cầu, trong giai đoạn 2021-2023 đã có nhiều mô hình mới và các kỹ thuật mới phòng, chống HIV/AIDS được triển khai như: cung cấp dịch vụ dự phòng, dịch vụ xét nghiệm, kết nối điều trị thuốc kháng vi-rút cho người nhiễm HIV/AIDS…
Với việc có thêm hệ thống xét nghiệm PCR, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và Bệnh Viện Chợ Rẫy sẽ được nâng cao năng lực xét nghiệm, chẩn đoán HIV/AIDS và các bệnh lý truyền nhiễm khác.
Ngày 11/12, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (VAAC) phối hợp với Trung tâm Dự phòng và kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam và BIDMC đồng tổ chức hội thảo "Cập nhật khoa học về Dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV".
Tỷ lệ ức chế virus HIV của Việt Nam đạt trên 98%, là quốc gia đi đầu trong công tác phòng, chống HIV. Tuy nhiên, việc phòng chống căn bệnh thế kỷ này tại Việt Nam còn nhiều thách thức, cần phải có sự tham gia hơn nữa của cộng đồng, giảm sự kỳ thị với người nhiễm HIV.
Nam quan hệ đồng giới (MSM) là nhóm quần thể ẩn khó tiếp cận, trong khi tỷ lệ ca nhiễm HIV trong nhóm này tăng nhanh báo động, đặc biệt trong lứa tuổi còn rất trẻ. Để bảo vệ giới trẻ trước hình thái lây nhiễm mới của HIV, bà Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS đề xuất cần có chính sách hỗ trợ việc lồng ghép các kiến thức về phòng tránh lây nhiễm HIV vào các buổi giáo dục giới tính, giáo dục về sức khỏe sinh sản tại các trường trung học cơ sở.
Sở Y tế Hải Phòng vừa có văn bản thông tin chính thức về hoạt động xét nghiệm HIV trong cộng đồng của nhóm Bông Hồng Đen-Cầu Vồng Đen tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng gây xôn xao dư luận trong mấy ngày qua.
Tỉnh Bình Dương đang gấp rút hoàn thiện cơ sở điều trị PrEP trong Trường đại học Thủ Dầu Một. Đây là một sáng kiến táo bạo, nhưng cũng đầy thách thức, để thuyết phục các bạn trẻ trong nhóm nam quan hệ đồng giới (MSM) ở các trường học dám lộ diện.
Tập trung nhiều khu công nghiệp, di biến động dân cư cao, số ca HIV phát hiện ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 30% số ca phát hiện mới của cả nước. Nguy cơ dịch HIV quay trở lại khu vực rất gần.
Vừa chạm tuổi 14, N.T.N. (Bình Dương) bước vào con đường “bán dâm” đồng giới. Chỉ sau vài lần cầm được đồng tiền bán thân, N. bàng hoàng khi phát hiện nhiễm HIV. Tương lai tối sầm trước mặt, cậu bé trốn chạy khỏi trường học, giấu biệt gia đình. Cú sốc quá lớn, N. lặng lẽ tìm đến cán bộ đồng đẳng viên (CBO).
“Chiến dịch K=K là tia sáng của cộng đồng người nhiễm HIV và chúng tôi đang đi theo tia sáng đó. Chúng tôi mong muốn và luôn cần K=K”, anh Nguyễn Anh Phong, đại diện Mạng lưới người sống chung với HIV bày tỏ.
20 năm PEPFAR sát cánh cùng Chính phủ Việt Nam trong công cuộc Phòng, chống HIV/AIDS đầy khó khăn và thách thức, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, giữ vững tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư luôn ở mức dưới 0,3%.
Hiện nay ước tính có khoảng 242.000 người nhiễm HIV tại Việt Nam đang còn sống, trong đó có 86% người biết tình trạng nhiễm HIV; 80% người biết tình trạng nhiễm HIV được điều trị ARV; 96% người được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế.
Để thực hiện thành công chiến lược chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, Việt Nam vẫn phải đối mặt với các thách thức về bảo đảm nguồn lực tài chính và chuyển giao bền vững chương trình.
Gần 70 ngày sau khi con thứ 3 chào đời, N.T.T (sinh năm 1994, quê Yên Bái) đến xét nghiệm HIV và lấy thuốc ARV định kỳ tại Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm. Người phụ nữ này đang trong tâm trạng hồi hộp vì con cô đã có kết quả âm tính lần 1 với HIV. “Giờ không gì hạnh phúc hơn nếu cháu thật sự khỏe mạnh”, T. tâm sự.
Chương trình giám sát trọng điểm nhóm đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đã khảo sát 100 bạn nguy cơ ở nhiều tỉnh, thành phố thì ghi nhận có 13 bạn nhiễm HIV. Xu hướng nhiễm HIV tăng rất nhanh trong nhóm MSM.