Năm 2025, tỉnh Nam Định tiếp tục tăng tốc triển khai nhiều dự án đầu tư chiến lược về kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Do đó, việc giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án được tỉnh triển khai quyết liệt nhằm bảo đảm tiến độ thi công, hiệu quả đầu tư.
Theo Công an tỉnh Phú Thọ, ngày 17/4, đơn vị đã thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở và nơi làm việc của Trần Hồng Hà, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II và Lê Chung Phúc, Trưởng Trạm kiểm định Đông Sài Gòn thuộc Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II (thuộc Bộ Nội vụ).
Dự án xây dựng hầm chui đường Hoàng Quốc Việt kéo dài đường Phạm Văn Đồng, kết nối với phố Trần Vỹ có tổng chiều dài khoảng 600m. Dự án thuộc nhóm B, công trình giao thông cấp II với tổng mức đầu tư dự kiến gần 3.000 tỷ đồng, sẽ được chuẩn bị đầu tư năm 2025, thực hiện đầu tư giai đoạn 2026-2028.
Bộ Xây dựng đề nghị các tỉnh, thành phố rà soát tiến độ triển khai để lựa chọn các dự án đủ điều kiện đăng ký khởi công, khánh thành vào dịp 30/4/2025.
Hơn 3 năm sau khi khởi công, Dự án xây dựng mở rộng tuyến Quốc lộ 50 qua địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn bị chậm tiến độ. Nguyên nhân còn 5 trường hợp chưa bàn giao mặt bằng.
Ngày 9/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cùng các thành viên Đoàn công tác số 2 của Chính phủ đã đi kiểm tra thực địa tình hình, tiến độ thi công các dự án thành phần cao tốc bắc-nam đoạn Bãi Vọt-Hàm Nghi, Hàm Nghi-Vũng Áng, Vũng Áng-Bùng.
Không khí vui đón mùa xuân vẫn đang ngập tràn khắp nơi. Ở tỉnh Đồng Tháp, “ăn Tết” đón mừng Xuân sang của các cán bộ, công nhân trên công trường cao tốc không quá nhộn nhịp nhưng vẫn thoải mái về mặt tinh thần...
Công trình Đường tỉnh 826E, Ấp 3, xã Long Hậu (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), kết nối với quận Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng trong dịp Xuân Ất Tỵ 2025 góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông khu vực, tăng cường kết nối và đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa tại Long An.
Thành phố Đà Nẵng vừa có báo cáo về tình hình giải ngân vốn đầu tư công của các Ban quản lý dự án trên địa bàn thành phố. Trong đó, hiện dẫn đầu 6 Ban quản lý dự án thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về tỷ lệ giải ngân là Ban quản lý các dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên, kế hoạch vốn được giao hơn 1.600 tỷ đồng, đã giải ngân gần 1.100 tỷ đồng, đạt hơn 64%.
Huy động rất nhiều máy móc, nhân lực thi công các hạng mục thuộc công trình giao thông khẩn cấp trên tuyến quốc lộ 12 (đoạn thuộc xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) để khắc phục hậu quả lũ quét, nhưng việc thi công của các đơn vị lại đang gặp rất nhiều khó khăn vì vướng mặt bằng.
Nằm ở vùng trọng điểm kinh tế miền trung, Quảng Nam có đủ 5 phương thức vận tải, khai thác tương đối hiệu quả các lĩnh vực đường bộ, hàng không và cảng biển. Vài năm trở lại đây, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng hàng loạt công trình giao thông trọng điểm, tổng vốn đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Văn bản số 2248/UBND-KTTH về việc tập trung thực hiện Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 7/5/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố và triển khai một số yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý đầu tư công.
Mặc dù đã khởi công được gần một năm, nhưng một trong những dự án giao thông trọng điểm của Hà Nội tiến độ vẫn rất chậm. Nguyên nhân chính vẫn là khó khăn về giải phóng mặt bằng, đòi hỏi chính quyền các địa phương phải vào cuộc quyết liệt hơn.
Đường mới, cầu mới, nhưng chỉ sau một trận mưa to là xảy ra ngập úng. Đó là thực trạng của cầu Vĩnh Tuy 2 và một số đoạn của đường vành đai 2 trên cao tại Hà Nội. Trong đó, cầu Vĩnh Tuy 2 được khánh thành và đưa vào sử dụng cuối tháng 8/2023, rất mới, rất đẹp, nhưng vì rác thải quá nhiều mà không có đơn vị dọn dẹp thường xuyên, nên rác bịt hết các cống thoát nước, dẫn đến úng ngập mỗi khi mưa to, gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông qua cầu.
Vài ngày gần đây, dư luận xôn xao trước thông tin một số nhà thầu khi tham gia đấu thầu 2 gói thầu xây lắp tại một dự án hạ tầng giao thông đã đưa ra giá dự thầu giảm từ 14% và 25% so với dự toán. Theo một số chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, thực trạng này đang xảy ra ở một số nhà thầu, gói thầu dự án xây dựng và đây là hiện tượng hết sức đáng lo ngại.
Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang vừa tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Công tác phát triển và quản lý đảng viên ở Đảng bộ tỉnh Hậu Giang-Thực trạng và giải pháp”.
Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, lãnh đạo tỉnh Bình Dương yêu cầu các địa phương, đơn vị có phương án huy động nguồn lực, bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án trọng điểm, đẩy nhanh thực hiện các thủ tục hành chính; tăng cường cơ chế phân cấp, phân quyền và kịp thời tháo gỡ khó khăn nhằm đạt hiệu quả trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công.
Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn theo quy định.
Cao tốc An Hữu-Cao Lãnh hiện đang trong giai đoạn triển khai thực hiện thi công phần san lấp nền đường và xây dựng cầu, rất cần nguồn cung ứng cát để tiếp tục thi công.
Tỉnh Sóc Trăng xác định 2024 là năm tăng tốc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hạ tầng giao thông liên vùng. Trên tinh thần đó, những dự án gặp khó khăn, chậm tiến độ thi công đang được các đơn vị khẩn trương khắc phục, tháo gỡ.
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn năm 2024, với sự tham gia của đông đảo cán bộ và nhân dân.
Sáng 16/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo.
Những ngày qua, vỉa hè, lòng đường các tuyến phố: Bà Triệu, Tam Trinh, Trần Thái Tông, Duy Tân, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển, Lê Duẩn... xuất hiện tình trạng vật liệu xây dựng tập kết ngổn ngang, mặt đường bị xới tung để thi công.
Sáng 29/12, tại công trình Vành đai 3 đi qua huyện Hóc Môn, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm.
Đúng như cam kết đã đề ra, đến cuối tháng 12/2023, thành phố Hà Nội đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai 4-Vùng Thủ đô. Đây là cơ sở quan trọng để dự án trọng điểm về đích đúng hẹn, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cho Vùng Thủ đô.
Năm 2023, tổng kế hoạch giải ngân của Bộ Giao thông vận tải ở mức "kỷ lục" khoảng 95 nghìn tỷ đồng, bao gồm 94 nghìn tỷ đồng kế hoạch năm nay được Thủ tướng Chính phủ giao và 1.000 tỷ đồng năm 2022 kéo dài sang. Với mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% theo yêu cầu của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã quyết liệt chỉ đạo các chủ đầu tư/ban quản lý dự án "chạy đua" với quyết tâm cao nhất để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, khi trao quyền chủ động, giao cho địa phương làm cơ quan chủ quản đầu tư dự án quốc lộ, cao tốc qua địa phương hoặc dự án đi qua nhiều địa phương sẽ góp phần sớm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, thúc đẩy tiến độ hoàn thành dự án.
Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung huy động nhiều nguồn lực để từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông, xem đây là khâu đột phá quan trọng để phát triển nhanh, bền vững. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện các công trình chuyển tiếp từ năm 2022 sang và thực hiện các công trình khởi công mới năm 2023 với tổng nguồn vốn được bố trí khoảng 1.127 tỷ đồng.
Ngày 5/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phong trào thi đua “Sóc Trăng chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025.