Bước ra từ sau cánh cửa gian phòng ngầm dưới chân cầu Rồng (nơi tập kết của đội Đội quản lý, vận hành cầu thuộc Xí nghiệp quản lý cầu Đà Nẵng) là hai cô gái trông có vẻ liễu yếu đào tơ, lọt thỏm trong bộ đồ bảo hộ lao động hơi quá khổ. Sau mấy câu giới thiệu, nhóm phóng viên chúng tôi mới biết họ không phải là nhân viên truyền thông của đơn vị, mà chính là những thành viên thực chiến của “Biệt đội chăm cầu trên sông Hàn”.
Men theo những sợi cáp khổng lồ nối từ mặt lên đỉnh trụ tháp cầu Thuận Phước, bên dưới là những đợt sóng cuộn trào nơi cửa biển, những kỹ thuật viên quả cảm của Xí nghiệp Quản lý cầu - Công ty cổ phần cầu đường Đà Nẵng vẫn định kỳ tỉ mỉ "chăm sóc" từng chi tiết công trình. Hãy cùng cảm nhận sự tập trung, lòng dũng cảm và kỹ năng đáng nể của họ trong công việc cheo leo giữa biển trời này.
Các chuyên gia đầu ngành, các nhà nghiên cứu cho rằng, để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đường sắt tốc độ cao cần một chương trình đào tạo hiện đại, thực tiễn và hội nhập quốc tế. Việc kết hợp giữa giảng dạy lý thuyết, thực hành, hợp tác doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ sẽ giúp sinh viên có nền tảng vững chắc, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam.