Thực tế ở tỉnh Nam Định cho thấy, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục khẳng định vị thế là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và giá trị sản xuất cho các cơ sở địa phương.
Qua 5 năm thực hiện, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được một số kết quả quan trọng, tạo sức lan tỏa lớn, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển sản xuất gắn với tạo việc làm, gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân tại địa phương.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 9/2024, cả nước đã có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình OCOP đã khẳng định sự phù hợp và có sự lan tỏa mạnh mẽ, khẳng định hướng đi đúng đắn của một chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, nhằm mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn, mở rộng thị trường, khơi dậy tiềm năng, lợi thế các vùng, miền.
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2024 sẽ mở ra cơ hội cho các chủ thể OCOP tiếp cận với các doanh nghiệp nước ngoài, các cơ quan đại diện, và các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, việc gặp gỡ các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Triển lãm sẽ hỗ trợ các chủ thể OCOP trong việc đổi mới tư duy sản xuất và tổ chức sản xuất theo hướng bài bản, bền vững.
Những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của các cấp đoàn cùng với ý chí, nỗ lực của đoàn viên thanh niên, tỉnh Lạng Sơn đã xuất hiện nhiều mô hình khởi nghiệp thành công, đem lại thu nhập cao.
Xác định tâm thế năm 2024 là năm cuối cùng “chạy nước rút” phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới của cả giai đoạn 2021-2025, tỉnh Đồng Nai hạ quyết tâm thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu có thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Nhiệm kỳ 2018-2023 qua, nông dân cả nước và các cấp Hội Nông dân trên khắp mọi miền Tổ quốc chung sức, đồng lòng hoàn thành 30/33 chỉ tiêu mà Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII đề ra, trở thành tiền đề quan trọng nhằm xây dựng người nông dân văn minh, phát huy quyền làm chủ, góp phần nâng tầm nông nghiệp, nông thôn mới theo hướng bền vững, làm điểm tựa chắc chắn cho sự ổn định và phát triển của đất nước.
Từ năm 2013, anh Nguyễn Cảnh Duy tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định đã lập xưởng chế biến trà dung. Đến nay, sản phẩm được chứng nhận OCOP và trở thành mô hình tiêu biểu của địa phương trong xây dựng nông thôn mới gắn phát triển kinh tế.
Luật Hợp tác xã (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7 đã mở ra nhiều hướng đi mới gắn với những chính sách liên quan lần đầu được thông qua. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế trong phát triển nông nghiệp, nông thôn từ việc ban hành Luật còn phụ thuộc vào cách thức tổ chức thực hiện của toàn hệ thống hợp tác xã trên cả nước.
Với chủ đề: "Đoàn kết-Dân chủ-Đổi mới-Hợp tác-Phát triển", Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn lần thứ 10, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra trong hai ngày 2 và 3/10.
Hợp tác xã (HTX) sau nhiều năm tồn tại, phát triển, đã có những giai đoạn thăng trầm. Có những thời điểm các HTX chỉ còn lại trên danh nghĩa mà không đóng góp được nhiều cho kinh tế nông thôn, dẫn đến việc người dân không mặn mà tham gia.Tuy nhiên, trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay, nông nghiệp cũng phát triển theo thị trường... thì vai trò của HTX cần được phát huy mạnh mẽ để hỗ trợ người dân nâng cao đời sống.
Trong những năm qua, mặc dù đối diện với những khó khăn về dịch Covid-19, ảnh hưởng của kinh tế, chính trị thế giới, Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã tích cực hoạt động, góp phần làm thay đổi, nâng cao nhận thức về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hội viên và lan toả trong ngành cũng như toàn xã hội.
Triển khai từ năm 2019 đến nay, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố Hà Nội đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, với gần 1.650 sản phẩm được đánh giá, phân hạng đạt từ 3 sao đến 5 sao, trở thành điểm sáng của cả nước trong phát triển Chương trình OCOP; đồng thời góp phần tạo sức bật mới cho kinh tế ở khu vực nông thôn.