Với những người dân huyện Hương Sơn-Hà Tĩnh, mật ong không chỉ là một sản phẩm quý, mà còn chứa đựng những nét văn hóa không thể trộn lẫn. Ấy là khi những “giọt vàng” từ núi Hương Sơn, qua bàn tay của người tâm huyết đã trở thành những sản phẩm quý, tốt cho sức khỏe, đến với mọi người, mọi nhà.
Năm nay thời tiết thuận lợi, hoa vải nở đều nên sản lượng và chất lượng mật ong của địa phương đạt chất lượng tốt, giá bán cũng cao hơn mọi năm, khoảng 250 nghìn/1 lít.
Thị trường Bắc Âu có nhu cầu cao với mật ong chất lượng, có nguồn gốc minh bạch. Các yêu cầu khắt khe từ thị trường này đang đặt ra bài toán khó, song nếu đáp ứng quy định mới, doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng thị phần và tăng giá trị sản phẩm, vươn lên trở thành nhà cung cấp uy tín trên thị trường quốc tế.
Những năm trở lại đây, việc tăng cường, thúc đẩy liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp đang tiếp tục được ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng nhằm phát huy giá trị nông sản, thay đổi tư duy của người nông dân, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.
Từ những cánh rừng vùng Tam Đảo mờ sương, chắt lọc tinh tuý từ bụi cây, ngọn cỏ, từ những bông hoa thơm đẫm hương vị núi rừng, Công ty CP Ong Tam Đảo đã gây dựng được những dòng sản phẩm vô cùng chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao và đang dần vươn tầm thế giới.
Là địa phương ven biển có diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn tại huyện Kiến Thụy (thành phố Hải Phòng), những năm qua người dân xã Đại Hợp đã tích cực chuyển đổi mô hình, tận dụng lợi thế tự nhiên để phát triển nghề nuôi ong mật, làm giàu cho quê hương.
Từ một loại nông sản đặc trưng miền núi, đến nay, thương hiệu mật ong Tam Đảo Honeco đã định danh ở thị trường nước ngoài với thương hiệu của doanh nghiệp, thương hiệu Việt Nam.