Theo thông tin từ Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục đã ban hành 2 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 148/QĐ-XPHC và số 149/QĐ-XPHC đối với ông Trần Quang Minh (biên tập viên Quang Minh) và bà Nguyễn Thanh Vân (MC Vân Hugo), do có sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 55/CĐ-TTg về việc tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm chữa bệnh giả.
Sau hàng loạt các vụ sữa giả, thuốc giả bị phát hiện, nhiều người dân hoang mang, lo lắng, không biết mình có uống nhầm những loại sản phẩm giả này hay không. Bên cạnh đó, nếu đã lỡ uống nhầm sữa giả, thuốc giả, thì cần làm gì để bảo vệ sức khỏe, tránh được các tác hại không mong muốn.
Liên quan đến vụ án sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, ngày 28/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở đối với 4 bị can về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “Tội đưa hối lộ” và “Tội môi giới hối lộ”.
An toàn thực phẩm luôn là vấn đề khiến nhiều người Việt lo lắng. Chuyện thực phẩm bẩn, sữa kém chất lượng hay rau củ nhiễm hóa chất không còn là điều xa lạ, và mỗi lần có sự cố xảy ra, người dân lại đặt câu hỏi: “Ai chịu trách nhiệm?”, “Ai kiểm soát những gì chúng ta đang ăn mỗi ngày?”.
Vụ triệt phá gần 600 loại sữa giả không chỉ gây chấn động dư luận mà còn đặt ra thách thức về hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Dù pháp luật cho phép khởi kiện và có sự vào cuộc của Hội Bảo vệ người tiêu dùng, nhưng khoảng cách giữa nạn nhân và cơ chế hỗ trợ vẫn còn quá lớn. Điều người tiêu dùng cần không chỉ là luật, mà là một hệ thống đồng hành, linh hoạt và chủ động.
Sau khi nhận được công văn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đề nghị các đơn vị rà soát, kiểm tra và phối hợp cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả hiện đang còn trên thị trường.
Bộ Công an mới đây đã công bố tên 12 loại sữa bột giả do Rance Pharma, Hacofood sản xuất và 72 loại khác đang được xác minh, đồng thời khuyến cáo người dân không sử dụng các sản phẩm này.
Ngày 10/4/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt nhiều đối tượng trong đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, thu giữ 84 loại sản phẩm sữa bột và hơn 26.000 lon sữa.
Thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường phát hiện và xử lý mẫu, xử lý điểm một số trường hợp nghệ sĩ, người của công chúng quảng cáo sai sự thật theo quy chế đã có, hạn chế hình ảnh, sản phẩm của những người vi phạm trên báo chí, sân khấu biểu diễn và không gian mạng. Đó là thông tin được đưa ra ở cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chiều 21/4 tại Hà Nội.
Liên quan đến vụ việc cơ quan chức năng vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả, Trung ương Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, tính đến thời điểm này, Hội chưa nhận được bất cứ khiếu nại nào từ phía người tiêu dùng.
Bản tin cập nhật những vấn đề thời sự nổi bật: Sắp xếp đơn vị hành chính: mở ra cục diện mới trong phát triển đất nước; Kiểm tra việc kê đơn sữa, thực phẩm chức năng tại các bệnh viện; Lương hưu tháng 5 chi trả sau kỳ nghỉ lễ 30/4; Triển lãm “Đại thắng mùa Xuân năm 1975 qua những trang sách” - Lan tỏa tình yêu sách và tự hào dân tộc; Sập chung cư tại Ấn Độ, ít nhất 11 người thiệt mạng
Để bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật, chuyên môn y tế và bảo đảm quyền lợi, sự an toàn của người bệnh, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh.
Liên quan đến tình trạng sữa giả, thuốc giả có khả năng lọt vào bệnh viện, Bộ Y tế sẽ yêu cầu các bệnh viện trên toàn quốc khẩn trương rà soát việc bán, sử dụng sữa trong điều trị, bảo đảm minh bạch thông tin và có trách nhiệm tư vấn đầy đủ cho người bệnh.
Liên quan đến việc để “lọt” sữa giả vào trong bệnh viện, luật sư cho rằng, cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi, vai trò và hậu quả để xem xét trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan. Không loại trừ trường hợp sẽ xử lý bằng chế tài hình sự.
Ngày 18/4, Bộ Công thương có công điện hỏa tốc gửi Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Ủy ban nhân dân, Sở Công thương các địa phương về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Trao đổi thông tin bên lề Hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện phía bắc, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết nguy cơ thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm chức năng len lỏi vào hệ thống bệnh viện là hoàn toàn có. Do vậy, các bệnh viện phải siết chặt quản lý, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người bệnh.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được sử dụng trong bệnh viện đã trải qua quá trình đấu thầu rộng rãi theo đúng quy định của pháp luật. Do vậy, sản phẩm này nếu được cơ quan chức năng của Nhà nước kết luận là sản phẩm giả, thì bệnh viện và người bệnh là bên bị hại của vụ việc này.
Trước tình trạng có một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người sử dụng, Bộ Y tế ra văn bản và khẳng định việc làm trên là vi phạm quy định của pháp luật.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 40/CĐ-TTg về xử lý việc sản xuất, phân phối sữa giả. Công điện gửi các Bộ trưởng: Công an, Y tế, Công thương; Nông nghiệp và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, Chi cục cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm cho 71 sản phẩm (12%) của Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood Group chủ yếu là thực phẩm dinh dưỡng, không có hồ sơ nào có đối tượng là những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non thiếu tháng, phụ nữ có thai…
Sữa là nguồn dinh dưỡng tốt cho mọi lứa tuổi, kể cả đối với những người đang mắc bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, suy thận. Nhưng sử dụng sữa không bảo đảm chất lượng hay không phù hợp với tình trạng bệnh lý có thể gây tác hại nghiêm trọng.
Sau vụ việc 2 doanh nghiệp sản xuất, phân phối sữa giả với quy mô gần 500 tỷ đồng bị triệt phá mới đây, rất nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra lo lắng, bất an vì... đã lỡ mua, sử dụng các dòng sản phẩm này.
Hàng nghìn sản phẩm sữa kém chất lượng, giả danh nhãn hiệu nổi tiếng, đã len lỏi lên kệ khắp các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Điều này không chỉ gây bức xúc ở góc độ doanh nghiệp, người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi, mà còn đặt dấu hỏi lớn đối với hệ thống hậu kiểm, nơi lẽ ra phải là “lá chắn” cuối cùng bảo vệ người tiêu dùng.
Trong gần 600 loại sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá có cả sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai.
Sáng 15/4, Tiến sĩ Trần Việt Nga, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết, với vụ sữa giả quy mô lớn vừa được phát hiện, đơn vị này đã và sẽ tiếp tục phối hợp Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn.
Trong thời gian gần đây, hàng loạt đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn bị phát hiện và triệt phá, phản ánh thực trạng đáng báo động về mức độ phổ biến và nguy hiểm của nạn sữa giả tại Việt Nam. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, gây thiệt hại kinh tế, mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.