Doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao thành phố trưng bày sản phẩm tại Diễn đàn Xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.

Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo

Đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu vào danh sách 100 thành phố có hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất thế giới, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, thành phố cần tiến hành đồng bộ các giải pháp, nhất là cần một cuộc “cách mạng” về tư duy hỗ trợ khởi nghiệp.
Sinh viên Trường đại học Nguyễn Tất Thành tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học. (Ảnh CTV)

Phát huy thế mạnh của các công trình khoa học vào thực tế

Nghiên cứu khoa học là nền tảng của phát triển khoa học. Ở nước ta, công tác nghiên cứu khoa học luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bất cập đòi hỏi những giải pháp mang tính cách mạng, để các công trình nghiên cứu khoa học thật sự bước vào đời sống, trở thành những sản phẩm hữu ích phục vụ nhân dân. Chống lãng phí tiền của, công sức, chất xám trong nghiên cứu khoa học không chỉ là khẩu hiệu mà thật sự phải biến thành hành động, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu ý kiến tại buổi làm việc.

Phát huy tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám thử, dám tiên phong” trong nghiên cứu cơ bản và phát triển công nghệ chiến lược

Sáng 4/4, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và triển khai các nhiệm vụ sau khi hợp nhất. Tham dự buổi làm việc có đại diện các bộ, ngành và các viện, trường đại học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm).
[Video] Nhà khoa học được mở doanh nghiệp để thương mại hóa nghiên cứu

[Video] Nhà khoa học được mở doanh nghiệp để thương mại hóa nghiên cứu

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết số 193/2025/QH15, thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đáng chú ý, Nghị quyết này cho phép các nhà khoa học thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn với doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Ca Huế trên sông Hương.

Bảo tồn giá trị truyền thống giữa áp lực thương mại hóa

Ca Huế, một loại hình nghệ thuật truyền thống của xứ Huế, là sự kết tinh giữa âm nhạc cung đình và dân gian, đại diện cho tinh thần tao nhã, sâu lắng của vùng đất cố đô. Những buổi biểu diễn Ca Huế trên sông Hương từ lâu đã trở thành trải nghiệm độc đáo, thu hút du khách gần xa. Tuy nhiên, dưới áp lực thương mại hóa, loại hình nghệ thuật này đang đứng trước nguy cơ phai nhạt giá trị, đòi hỏi các nỗ lực bảo tồn và chấn chỉnh mạnh mẽ để giữ gìn bản sắc văn hóa.
Ðầu năm, điểm di tích đền Sóc thu hút nhiều du khách thập phương tham quan vãn cảnh nhưng trong năm du khách khá thưa thớt. (Ảnh TTXVN)

Khắc phục những bất cập trong du lịch tâm linh

Việt Nam có khoảng 50.700 cơ sở tín ngưỡng và 8.000 lễ hội - phần lớn đều gắn với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, là tài nguyên giàu có để phát triển du lịch tâm linh. Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch tâm linh thời gian qua còn nhiều bất cập, trong đó đáng chú ý là tình trạng thương mại hóa, hiện tượng “buôn thần, bán thánh”. Thực tế này đòi hỏi phải có giải pháp để phát triển cân bằng giữa việc thu hút khách đến với du lịch tâm linh, đồng thời ngăn chặn kịp thời những biến tướng tiêu cực.
Nghiên cứu khoa học tại Viện Công nghệ Nano, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: XUÂN TRIỆU)

Thí điểm cơ chế, chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo

Bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vẫn chưa thật sự là động lực và nền tảng cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Một nguyên nhân là, nhiều quy định trong lĩnh vực khoa học và công nghệ còn bất cập, chậm được tháo gỡ. Hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các bộ, cơ quan, liên quan rà soát, xây dựng các chính sách đặc thù nhằm đổi mới mạnh mẽ, thúc đẩy khoa học, công nghệ và khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Các đại biểu chia sẻ tại hội thảo.

Để không “lãng phí” chất xám từ các nghiên cứu khoa học

Thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ là mơ ước của các nhà khoa học. Nhưng bài toán “đầu ra” cho sản phẩm nghiên cứu, còn gặp nhiều thách thức. Nếu không có “bệ đỡ” từ các quỹ tài trợ, không có cơ duyên gặp các doanh nghiệp để thương mại hóa sản phẩm, nhiều nghiên cứu sẽ phải cất vào ngăn tủ.
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghệ tại Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao Hòa Lạc. (Ảnh: NGUYỄN ĐĂNG)

Quy định về chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học chưa phù hợp

Theo các nhà quản lý, nhà khoa học, hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học ra thị trường của các đơn vị nghiên cứu công lập vẫn còn nhiều vướng mắc do quy định không phù hợp thực tiễn. Các cơ quan chức năng cần rà soát, tháo gỡ kịp thời dựa trên những đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ.
Bắc Kạn nghiên cứu, áp dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô Invitro để nhân giống các cây trồng đặc sản.

Thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ

Thời gian qua, thị trường khoa học và công nghệ đã đạt được một số kết quả nhất định. Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp trong nước cung cấp khoảng 25% thị phần hàng hóa khoa học và công nghệ, còn lại là hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài.