Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) đã ký hợp đồng tài trợ vốn 2.500 tỷ đồng cho Công ty cổ phần cao tốc Hữu Nghị-Chi Lăng (doanh nghiệp dự án).

Ký hợp đồng tín dụng 2.500 tỷ đồng đầu tư tuyến cao tốc Hữu Nghị-Chi Lăng

Trên cơ sở thẩm định và thông báo cấp tín dụng tài trợ vốn, ngày 10/2, tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) đã ký hợp đồng tài trợ vốn 2.500 tỷ đồng cho Công ty cổ phần cao tốc Hữu Nghị-Chi Lăng (doanh nghiệp dự án), bảo đảm nguồn lực đưa dự án “về đích” năm 2025.
Nhiều hạng mục cầu trên tuyến cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang tiến độ ngưng trệ do vướng mặt bằng.

Gỡ vướng mặt bằng, “thúc” tiến độ đường cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang

Dự án đường cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang (giai đoạn I) có tổng chiều dài 77km, được chia thành 6 gói thầu xây lắp (từ gói XL19-XL24). Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng nâng cao kết nối liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Tuyên Quang cũng như các tỉnh miền núi phía bắc.
Chị Nguyễn Thị Ngân, quê Phú Thọ, được anh em cán bộ, công nhân Tập đoàn Đèo Cả gọi bằng cái tên thân thương: Chị nuôi.

“Bếp ấm” nơi công trường giữa núi rừng miền biên viễn Đông Bắc

Giữa ngày đông giá bao phủ núi rừng miền biên viễn Đông Bắc, căn bếp của cán bộ, kỹ sư và người lao động tham gia thi công dự án đường cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) vẫn luôn tỏa ra hơi ấm thân thuộc, gần gũi, xua tan cái rét thấu xương. Khí thế lao động của anh em công nhân dường như hăng say hơn do được “tiếp sức” từ những bữa cơm công trường nóng hổi, ngọt lành.
Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh kiểm tra tiến độ thực hiện dự án tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh tại cửa Tây hầm 2, xã Thụy Hùng (Thạch An).

Đột phá từ tầm nhìn và lòng kiên định

Hạ tầng giao thông là động lực phát triển kinh tế-xã hội, kết nối địa phương và vùng miền. Dự án đường cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh được kỳ vọng sẽ hiện thực hóa giấc mơ bao đời của đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng về một tuyến đường cao tốc xuyên đại ngàn Đông Bắc, mở ra cánh cửa hội nhập, đưa tỉnh vươn mình trong thời đại mới.
Nhà thầu thi công thảm bê tông nhựa mặt đường tại dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn.

Phấn đấu “về đích” đoạn tuyến cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn cuối năm 2025

Là đoạn tuyến có tổng mức đầu tư và quy mô lớn nhất trong 12 dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn II (2021-2025), dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn dài hơn 88km, đi qua địa bàn hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định đang được chủ đầu tư và các nhà thầu tăng tốc thi công các hạng mục nền đường, cầu, hầm đường bộ xuyên núi, nhằm đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành cuối năm 2025 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải.
[Ảnh] Ở nơi “thâm sơn cùng cốc” đang làm cao tốc nối rừng và biển

[Ảnh] Ở nơi “thâm sơn cùng cốc” đang làm cao tốc nối rừng và biển

Trong 3 dự án thành phần thì Dự án thành phần 2, cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột từ Km 32+000-Km 69+500 với chiều dài khoảng 37,5km thuộc địa phận 2 tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản có địa hình phức tạp nhất với nhiều đồi núi cao, vực sâu khiến công tác thi công đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Các kỹ sư, công nhân cùng hệ thống máy móc của Liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu đang ngày đêm đào hầm Phượng Hoàng, Gói thầu XL01 Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.

Đã đào được gần 41m dài phía tây hầm Phượng Hoàng cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Ngày 13/6, Ban Điều hành gói thầu XL01 Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột cho biết, sau hơn 1 tháng mở cửa trái hầm Phượng Hoàng - Hạng mục thuộc Gói thầu XL01 Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu đã thực hiện đào hầm trái được gần 41m dài, trong đó hầm trái đào được 26,5m dài, hầm phải đào được 14,43m dài.
Tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo được lắp đặt hệ thống ITS tích hợp hiện đại.

Vận hành hiệu quả hệ thống ITS trên các tuyến cao tốc

Giao thông thông minh (ITS) là hệ thống phục vụ hoạt động quản lý, vận hành các công trình hạ tầng giao thông, được thiết kế nhằm cho phép giám sát, phát hiện và xử lý các sự cố một cách nhanh chóng, tối ưu hóa hiệu suất khai thác, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả, tiện lợi và thân thiện với môi trường.
Các cổ đông HHV tham gia Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

HHV tiếp tục kiên định mục tiêu chiến lược ở lĩnh vực hạ tầng giao thông

Lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả cho biết, trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục hướng đến mục tiêu chiến lược, kiên định tham gia các lĩnh vực của hạ tầng giao thông, sau công trình cầu, đường, hầm sẽ là các công trình đường sắt.
Người đứng đầu Chính phủ trực tiếp thăm hỏi, động viên người lao động tại công trường dự án và đề nghị các nhà thầu tiếp tục quan tâm, chăm lo hơn nữa đời sống người lao động.

Lắp đặt hệ thống ITS để vận hành hiệu quả các hầm đường bộ

Tại chuyến thị sát công trường dự án cao tốc Chí Thạnh-Vân Phong, kiểm tra công tác thi công hầm Tuy An ngày 29/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các đơn vị liên quan nghiên cứu, lắp đặt đồng bộ hệ thống giao thông thông minh (ITS) để vận hành hiệu quả các hầm đường bộ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự Lễ khởi công.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công Dự án cao tốc Cửa khẩu Hữu Nghị-Chi Lăng

Sáng 21/4, tại xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính-Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải dự và phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc Cửa khẩu Hữu Nghị-Chi Lăng theo hình thức BOT. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, địa phương.
Phối cảnh Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

Đã chọn được nhà đầu tư làm Dự án Cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị-Chi Lăng

Dự án tuyến Cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị-Chi Lăng theo hình thức BOT với nguồn vốn hơn 11.000 tỷ đồng đã chính thức lựa chọn được nhà đầu tư thực hiện công trình. Theo đó, Liên danh Công ty cổ phần xây dựng Đèo Cả - Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần xây dựng công trình 568-Công ty cổ phần LIZEN là nhà đầu tư trúng thầu.
Một cuộc họp của Hội đồng cố vấn Tập đoàn Đèo Cả bàn phương án triển khai dự án, công trình mới.

Những người “truyền lửa”, tạo khác biệt cho Đèo Cả

Được biết đến khi làm nên những công trình giao thông mang tầm vóc quốc gia, Tập đoàn Đèo Cả tạo ra “khác biệt” bởi quy tụ được một Hội đồng cố vấn hùng hậu. Họ là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của mình, từ kỹ thuật công trình, an ninh, kiểm toán, tài chính, đến luật, truyền thông, đào tạo,...
Các đại biểu thực hiện nghi thức Lễ triển khai thi công dự án cải tạo đường sắt khu vực Khe Nét, tỉnh Quảng Bình.

Triển khai thi công cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, tỉnh Quảng Bình

Ngày 22/3, tại xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông vận tải) phối hợp với Tập đoàn Đèo Cả và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ triển khai thi công dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, thuộc đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và các đơn vị liên quan đã đến dự.