Mô hình trồng thanh long sinh thái trên vùng ngập mặn của người dân ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước, tỉnh Cà Mau được đánh giá mới mẻ, độc đáo, đạt hiệu quả kinh tế; được Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đánh giá cao và khuyến khích nông dân áp dụng.
Trong những năm qua, chính quyền các cấp của huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) đã tập trung lãnh đạo, bám sát địa bàn, trực tiếp xuống cơ sở hỗ trợ, hướng dẫn người dân phát triển sản xuất, xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình làm ăn hiệu quả…, góp phần nâng cao thu nhập của người dân ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa trên địa bàn.
Ngày 9/10, nhiều nhà dân, vườn thanh long đang ra trái thuộc khu vực huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) bị nước sông dâng lên gây ngập, ước tính nhiều tài sản bị thiệt hại.
Tối 28/8, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận thông tin, tình hình ngập lụt gây thiệt hại tại huyện Hàm Thuận Nam khiến 230 nhà và 400ha hoa màu bị ngập.
Hiện nay, nhiều nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam đang và sắp vào vụ thu hoạch chính như vải, thanh long, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, bơ… Do sản lượng lớn mà thời gian thu hoạch lại ngắn, không ít mặt hàng gặp phải trở ngại nhất định về tiêu thụ, cần sớm cập nhật thông tin và có các giải pháp, kế hoạch cụ thể hỗ trợ phát triển thị trường.
Nhờ phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của vùng mà hàng chục ha trồng thanh long ruột trắng của hợp tác xã (HTX) nông nghiệp hữu cơ Trực Trang (xã Bát Trang, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng) đang ra hoa kết trái tươi tốt, hứa hẹn một vụ mùa bội thu cho bà con nông dân nơi đây.
Hơn hai năm qua, nhiều nông dân tỉnh Bình Thuận đã triển khai trồng thanh long nhằm giảm phát thải không khí, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trái thanh long đạt chất lượng cao, xuất khẩu được sang nhiều thị trường khó tính. Hiện nông dân trong tỉnh tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn sản xuất thanh long “xanh”, hướng tới bán tín chỉ các-bon.
Giai đoạn từ năm 2017 đến 2021, giá trị xuất khẩu thanh long của Việt Nam liên tục đạt mốc hơn một tỷ USD. Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, giá trị xuất khẩu thanh long của nước ta sụt giảm mạnh.
Thời gian qua, việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Sơn La đã được các cấp, ngành của tỉnh quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả. Tại các huyện, thành phố, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Việc triển khai các giải pháp trong ứng dụng công nghệ cao tại huyện Mai Sơn, được đánh giá là một trong những địa bàn tiêu biểu của tỉnh Sơn La.
Sáng 17/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp xanh và phát triển bền vững”.
Những nông sản chân chất từ củ khoai môn, trái dừa, quả thanh long… đã được nhiều doanh nghiệp nghiên cứu, “biến hóa” thành món ăn “sang-xịn” như kem, nước uống, bánh tráng, bún phở…, và bán ở những cửa hàng sang trọng, siêu thị nước ngoài.
Từ nhiều năm qua, câu chuyện ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc luôn là vấn đề "nóng", nhất là vào thời điểm thu hoạch rộ các mặt hàng nông sản trên cả nước. Cùng đó là tình trạng "mất mùa được giá, được mùa mất giá", "trồng-chặt, chặt-trồng" vẫn tái diễn tại nhiều vùng nông nghiệp trọng điểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển bền vững của nhiều ngành hàng.
Hướng tới Hội chợ Macfrut 2023 được tổ chức từ ngày 3-5/5 tại thành phố Rimini (Italia), Ðại sứ Việt Nam tại Italia Dương Hải Hưng đã tiếp ông Renzo Piraccini, Chủ tịch Công ty CESENA FIERA - đơn vị tổ chức Hội chợ Macfrut. Số lượng các công ty đăng ký triển lãm tại Hội chợ tăng hơn 20% so với năm ngoái.
Dấu mốc ngày 8/1, khi Trung Quốc mở cửa biên giới trở lại có ý nghĩa rất lớn với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi nông sản Việt đã nhộn nhịp qua lại thị trường tỷ dân này.
Thanh long là cây trồng chủ lực ở một số địa phương khu vực phía nam. Đây cũng được xem là loại cây vừa để xóa đói, giảm nghèo vừa làm giàu; nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho hàng trăm nghìn hộ dân. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do giá quả thanh long xuống thấp, chi phí đầu tư tăng cao nên nhiều nhà vườn đã chặt bỏ cây thanh long để chuyển sang cây trồng khác.
Sau một thời gian dài thua lỗ vì giá thấp, nhiều chủ vườn thanh long ở các địa phương đã phá bỏ diện tích sản xuất, nhất là tại "thủ phủ" thanh long Bình Thuận. Nguyên nhân là việc tiêu thụ thanh long liên tiếp gặp khó, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc-thị trường tiêu thụ tới 80% sản lượng thanh long của cả nước-chịu cảnh ách tắc nặng nề.
Ngày 21/2, tại TP Phan Thiết (Bình Thuận), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị về tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long.
Năm 2021, điểm sáng của hoạt động sở hữu trí tuệ là Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ hai địa phương Bắc Giang và Bình Thuận đăng ký thành công bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn và thanh long Bình Thuận tại Nhật Bản.
Sáng 12/1, đại diện Ban Quản lý Khu kinh tế Lào Cai cho biết, mặt hàng quả thanh long tươi đã được xuất khẩu trở lại qua Cửa khẩu đường bộ Kim Thành, sau thời gian tạm dừng do phía Trung Quốc siết chặt phòng, chống dịch Covid-19.
Ngày 17/12, Sở Công thương tỉnh Bình Thuận đã có văn bản khẩn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT); Liên minh Hợp tác xã; Ban quản lý các Khu Công nghiệp và UBND các địa phương trong tỉnh về tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn…
Sáng 23/9, mặt hàng thanh long đã không còn tồn đọng ở khu vực cửa khẩu quốc tế Móng Cái sau khi chính quyền Đông Hưng, Quảng Tây của Trung Quốc, đã cho thông quan nhập khẩu trở lại mặt hàng này.
Chiều 17-9, tại trụ sở Công ty Vina T&T Group (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Bến Tre tổ chức lễ công bố xuất khẩu lô hàng trái cây đầu tiên của Việt Nam sang thị trường EU (Liên minh châu Âu), thuế suất 0% theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Đang vào mùa thu hoạch thanh long chính vụ, lượng thanh long từ các tỉnh miền trung và miền nam vận chuyển lên của khẩu Kim Thành (Lào Cai) gia tăng. Vì vậy, Ban Quản lý Khu kinh tế Lào Cai chỉ đạo lực lượng chức năng tại đây ưu tiên xuất khẩu nhanh, an toàn, hạn chế thấp nhất thời gian chờ đợi, bảo đảm chất lượng và giá trị xuất khẩu mặt hàng này.