Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học-công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững. Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị là một bước đi chiến lược nhằm khẳng định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của nước ta.
Ngày 25/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức hội thảo “Bức tranh kinh tế Việt Nam 2025 và những chính sách kinh tế cần quan tâm” để cùng trao đổi, thảo luận các vấn đề, chính sách kinh tế trong bối cảnh nhiều nội dung mới đã và đang được triển khai quyết liệt.
Gần đây, năng lực và chất lượng nghiên cứu khoa học, công nghệ của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các trường đại học. Nhiều cơ sở đào tạo đã đẩy mạnh hoạt động chuyển giao khoa học và công nghệ, thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp nhằm đưa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời được đánh giá sẽ tạo động lực và cơ hội lớn cho các cơ sở giáo dục đại học tăng cường nghiên cứu khoa học, công nghệ gắn kết với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia được thành lập với sứ mệnh kết nối các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dữ liệu. Hiệp hội hướng tới xây dựng một hệ sinh thái dữ liệu vững mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số và gia tăng giá trị dữ liệu trong nền kinh tế quốc dân.
Chiều 21/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phối hợp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - Góc nhìn chuyên gia.
Việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước ta, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, nâng cao năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân cho các tổ chức, cá nhân trong nước tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực
Chiều 7/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các Luật, Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV do Chính phủ phối hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vào chiều 4/3/2025.
Chiều 4/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo để xem xét, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị.
Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 193/2025/QH15 (Nghị quyết 193) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết nêu trên được thông qua vào thời điểm quan trọng, tạo nền tảng, cơ sở vững chắc để cả nước quyết tâm thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 (Nghị quyết 57) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã ban hành cuối năm 2024.
Nhằm xây dựng và triển khai chính sách phát triển đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo hiệu quả, Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến xây dựng dự thảo nghị định quy định một số nội dung về sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo tại các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên cả nước.
Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vừa được Quốc hội thông qua đã đưa ra nhiều đề xuất đột phá, được cộng đồng giới trí thức và nhà khoa học đặt rất nhiều kỳ vọng.
Sáng 19/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, với 454/458 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung cơ chế miễn trừ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân quyết định việc đầu tư, quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng phục vụ cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đối số khi xảy ra thất thoát, lãng phí mà không có nguyên nhân từ tham nhũng, tiêu cực.
Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đưa ra các giải pháp để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số bứt phá trong thời gian tới, trong đó giải pháp quan trọng là khẩn trương hoàn thiện thể chế, xóa bỏ mọi rào cản. Các doanh nghiệp công nghệ đang mong chờ các hướng dẫn cụ thể về cơ chế thí điểm thử nghiệm công nghệ mới để triển khai việc đầu tư mạo hiểm, thúc đẩy phát triển các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới.
Ngày 13/2, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định một số nội dung về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo.
Sáng 13/2, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Sáng 10/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (dự thảo Luật). Đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan liên quan tham dự.
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ký Quyết định Ban hành Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, vào trong dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bảo đảm chất lượng dự án Luật khi trình Quốc hội thể hiện tính chất đột phá trong lĩnh vực công nghệ số.
Ngày 30/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn dự và chỉ đạo Hội nghị.
Ngày 25/12 tại Hà, Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì Phiên họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập về Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng, Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cần bám sát, thể chế hóa kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tiến gần tới thông lệ quốc tế.
Việc Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ hợp nhất là một bước hiện thực hóa cuộc cách mạng chuyển đổi số cũng như cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.