Phiên giao dịch ngày 28/4, thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa với sắc đỏ chiếm ưu thế. Bước vào phiên chiều, sự quay lại của bên mua đã giúp chỉ số lấy lại mốc tham chiếu nhưng về cuối phiên áp lực bán gia tăng trở lại khiến cho chỉ số đóng cửa trong sắc đỏ. Chốt phiên, VN-Index giảm 2,43 điểm, xuống mức 1.226,8 điểm
Thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua một tuần (21-25/4) với sự hồi phục khá ngoạn mục. Chỉ số VN-Index có phiên lùi xa về dưới mốc 1.200 điểm, nhưng lực cầu bắt đáy nhanh chóng xuất hiện kéo lại và kết tuần tăng điểm nhẹ so với tuần kế trước. Diễn biến thị trường đang tích cực dần lên, tuy nhiên để bứt phá có lẽ cần thêm thời gian, khi mà kỳ nghỉ lễ đến gần và đợi chờ Hệ thống công nghệ thông tin mới đi vào vận hành an toàn, thống suốt ngay sau đó.
Phiên giao dịch ngày 23/4, sắc xanh trở lại trên thị trường chứng khoán Việt Nam sau phiên giảm điểm hôm qua. Các chỉ số vọt tăng nhờ dòng tiền mạnh mẽ đổ vào các cổ phiếu và đà tăng này được duy trì suốt phiên sáng. Mở phiên chiều, đà tăng của thị trường hạ nhiệt. Chốt phiên, VN-Index tăng 13,87 điểm, lên mức 1.211 điểm.
Phiên giao dịch ngày 21/4, thị trường chứng khoán Việt Nam chịu áp lực bán mạnh, VN-Index quay đầu giảm điểm ngay trong phiên sáng. Sang phiên chiều, áp lực chốt lời có xu hướng gia tăng, thị trường có thời điểm giảm gần 16 điểm, tuy nhiên sau đó mức giảm chậm dần. Chốt phiên, VN-Index giảm 12,05 điểm, xuống mức 1.207,07 điểm.
Dự kiến trong tuần này, Bộ Tài chính sẽ ban hành nhiều quy định mới liên quan tới hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Những thay đổi này vừa nhằm đảm bảo cho các tính năng mới của Hệ thống KRX khi đi vào vận hành, vừa đảm bảo tiêu chí phục vụ mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán trong nước có diễn biến giằng co trong tuần qua (14 - 18/4), không như xu hướng chung của thị trường châu Âu, châu Á và khu vực. Thị trường không diễn biến xấu, nhưng động lực tăng không đủ, khiến thanh khoản trở nên thận trọng. Điểm đáng tích cực cho tuần mới (21-25/4) là thị trường cân bằng hơn mặc dù còn khá mong manh. Dòng tiền kỳ vọng sẽ đảo trụ luân phiên và tìm tới các mã có kết quả kinh doanh tốt khi định giá vẫn ở vùng hấp dẫn.
Phiên giao dịch ngày 18/4, sắc xanh tràn ngập thị trường. VN-Index mở cửa tích cực, tăng điểm trở lại cùng với khối lượng giao dịch có sự cải thiện đáng kể. Bước vào phiên chiều, trạng thái giằng co nhưng đến gần cuối phiên lực bán đột ngột xuất hiện khiến chỉ số VN-Index suy giảm và rơi về quanh mốc tham chiếu khi kết thúc phiên. Chốt phiên, VN-Index tăng 13,29 điểm, lên mức 2.017,73 điểm.
Phiên giao dịch ngày 15/4, thị trường chứng khoán Việt Nam đồng loạt giảm điểm sau 3 phiên tăng liên tiếp trước áp lực chốt lời của các nhà đầu tư. Thị trường chịu áp lực bán mạnh trong phiên sáng khi nhóm cổ phiếu bluechip đồng loạt giảm, kéo VN-Index lùi sâu. Bước sang phiên chiều, lực cầu tại vùng hỗ trợ 1.225 điểm xuất hiện, giúp chỉ số phần nào thu hẹp đà giảm. Chốt phiên, VN-Index giảm 13,65 điểm, xuống mức 1.227,79 điểm.
Tổng thống Trump bị cáo buộc thao túng thị trường vì đăng khuyến nghị mua cổ phiếu chỉ vài giờ trước khi thông báo hoãn thuế đối ứng với nhiều đối tác.
Thị trường chứng khoán tuần mới vẫn còn nhiều điều bất định, nhưng dự báo cho thấy sự hồ hởi ngắn hạn sẽ được duy trì kéo thị trường đi lên, mặc dù khó hơn trong việc tìm lại các phiên tăng bùng nổ nếu chưa có tin mới đủ sức nặng.
Không nằm ngoài xu thế chung thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng vừa trải qua một tuần (31/3-4/4) đầy sóng gió vì “bão thuế quan” toàn cầu. Thị trường còn quá nhiều trắc trở trong tuần mới (8-11/4) khi thuế quan đang tạo cú shock lớn về tâm lý. Điều kỳ vọng còn lại là nội lực sẽ cân bằng được nhờ tiền nội bình tĩnh, giảm bán rồi bắt đáy mua vào.
Ngày 6/4, Tổng thống Donald Trump cho biết chính sách thuế quan của ông có thể khiến thị trường lao dốc, nhưng là cần thiết, như “uống thuốc chữa bệnh”.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra các quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Theo kế hoạch triển khai đã được phê duyệt, hệ thống công nghệ thông tin cho thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến vận hành chính thức vào ngày 5/5/2025, trùng với ngày hiệu lực áp dụng của chỉ số kỳ tháng 4/2025.
Thị trường chứng khoán trong nước tuần qua (24-28/3) tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh khi có tới 4/5 phiên giảm điểm, nối dài tuần giảm điểm thứ 2 liên tiếp kể từ đỉnh 1.340 điểm. Với việc dòng tiền đang suy giảm, sự bất định của chính sách thuế quan toàn cầu, thiên tai… khiến tâm lý thận trọng có thể còn duy trì trong ngắn hạn. Tuy nhiên, xu thế tăng điểm trung hạn vẫn duy trì, do đó, một số ý kiến cho rằng, cơ hội tái cơ cấu danh mục sẽ xuất hiện trong những phiên điều chỉnh sâu.
Sáng 28/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam". Hội nghị được tổ chức với mục tiêu thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp thúc đẩy huy động vốn qua hệ thống quỹ đầu tư và khu vực đầu tư nước ngoài, góp phần phát triển nền kinh tế.
Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020, Nghị định số 158/2020 và Nghị định số 128/2021 của Chính phủ. Dự thảo tăng mạnh mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm, nhằm nâng cao tính minh bạch và bảo vệ nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán trong nước chính thức kết thúc chuỗi tăng điểm liên tục 8 tuần. Mặc dù mức giảm điểm không lớn, tuy nhiên áp lực bán chốt lời đã lớn hơn hẳn, bao gồm là lực bán ròng khối ngoại mạnh lên. Thị trường tuần mới (24-28/3) hiện chưa nhiều thông tin hỗ trợ đủ mạnh, nên khả năng xu hướng giằng co, điều chỉnh và tích lũy tích cực sẽ còn tiếp tục. Điểm quan trọng nhất là thanh khoản ổn định, cung và cầu cân đối.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 21/3, đã ra quyết định xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân do hành vi thao túng thị trường chứng khoán và hành vi cho mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, dẫn đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu PDR của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt.
Thị trường chứng khoán trong nước dù duy trì chuỗi tăng sang tuần thứ 8 liên tiếp, tuy nhiên đà tăng có dấu hiệu chững lại trong tuần 10-14/3. Trên thực tế, phần lớn các nhóm đều điều chỉnh giảm trong tuần, nếu không có nhóm Vingroup thì cục diện có thể đã khác. Thị trường tuần mới (17-21/3) có thể chịu áp lực bán lớn hơn, nhưng dòng tiền đang khá ổn vì thế có thể có đợt “di cư” từ bluechips sang nhóm vừa và nhỏ.
Nhằm giúp cho nhà đầu tư nắm được các quy định về giao dịch chứng khoán dự kiến thay đổi khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh lưu ý nhà đầu tư 7 thay đổi quan trọng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố các giải pháp và đưa ra lộ trình triển khai cụ thể trong năm 2025 nhằm tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hướng đến mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán.
Trong thời gian vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý, đồng thời phối hợp tích cực với các bộ, ngành liên quan quyết liệt triển khai các nội dung nhằm từng bước đáp ứng các tiêu chí của các tổ chức đánh giá xếp hạng thị trường hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi.
Tuần 3-7/3, thị trường chứng khoán trong nước duy trì đà tăng mạnh và nối dài chuỗi 7 tuần tăng liên tiếp. Tâm lý tích cực lan rộng của khối nhà đầu tư trong nước và một số thông tin tích cực sẽ còn tạo ra xung lực tăng cho thị trường tuần mới. Tuy vậy, sau nhịp tăng dài, việc rung lắc sẽ không loại trừ và đây là cơ hội để nhà đầu tư đang “đứng ngoài” có thể nhập cuộc hoặc tái cơ cấu danh mục.
Tuần qua, thị trường chứng khoán tiếp đà tăng với 4/5 phiên tăng điểm. Chỉ số VN-Index tích lũy thêm 20,69 điểm, lên 1.326,05 điểm và lập đỉnh cao nhất trong hơn 3 năm qua.
Phiên giao dịch ngày 5/3, áp lực bán tăng mạnh từ đầu phiên chiều khiến thị trường không giữ được sắc xanh, cổ phiếu nhiều nhóm ngành như năng lượng, chứng khoán, nguyên vật liệu, ngân hàng, bán lẻ, phần mềm… giảm mạnh, rổ VN30 có tới 19 mã giảm, 7 mã tăng và 4 mã đứng giá. Chốt phiên, VN-Index giảm 7,20 điểm, xuống mức 1.304,71 điểm.
Ngày 27/2, có 7 doanh nghiệp bắt đầu giao dịch cổ phiếu số lượng lớn, trong đó có những mã là tâm điểm chú ý trên thị trường như: GMD, BKC, VNF, CAN...
Ngày 25/2, có 7 doanh nghiệp bắt đầu giao dịch cổ phiếu số lượng lớn, trong đó có nhiều mã là tâm điểm chú ý trên thị trường như: SSB, VCI, SCR, MVN, KDH...
Sáng ngày 21/2, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã chủ trì “Hội nghị chuyên đề và định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong xu hướng hội nhập” do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì tổ chức cùng chuỗi sự kiện Hội nghị Tiểu ban Khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APRC) của IOSCO.
Phiên giao dịch ngày 12/2, thị trường tiếp tục diễn biến giằng co, lực bán gia tăng trong phiên chiều khiến chỉ số suy yếu; nhiều nhóm ngành như ngân hàng, phần mềm, năng lượng... cùng nhiều cổ phiếu lớn như BID, VCB, MBB, HPG, TCB… giảm giá. Chốt phiên, VN-Index đóng cửa giảm 1,54 điểm, xuống mức 1.266,91 điểm.