Tọa đàm “Giải pháp, công nghệ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại cộng đồng”.

Giải pháp và công nghệ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại cộng đồng

Mỗi năm, Việt Nam phải đối mặt với nhiều loại thiên tai, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Dự báo biến đổi khí hậu sẽ gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng này. Trước thực trạng đó, vào ngày 25/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Quỹ Cộng đồng Phòng tránh thiên tai tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Giải pháp, công nghệ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại cộng đồng".
Giông lốc, mưa đá khiến nhiều nhà ở của người dân xã Ba Vì, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) bị hư hỏng nặng.

Quảng Ngãi tập trung khắc phục nhà ở cho 95 hộ dân bị thiệt hại do giông lốc

Chiều 24/4, Ủy ban nhân dân huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) cho biết, huyện đang tập trung huy động các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại nhà ở do giông lốc gây ra sớm ổn định cuộc sống, đồng thời dọn dẹp cây cối ngã đổ trên Quốc lộ 24 để bảo đảm an toàn giao thông.
Quang cảnh buổi tiếp xúc, đối thoại với người dân.

Thành phố Lào Cai tiếp xúc, đối thoại với người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại phường Pom Hán

Liên quan đến việc 31 hộ dân có nguy cơ sạt lở tại phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, sáng 4/4, tại Ủy ban nhân dân phường Pom Hán, Thành ủy Lào Cai đã tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại với các hộ dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tháo gỡ, giải quyết dứt điểm các vướng mắc cho nhân dân.
Người dân vùng động đất huyện Kon Plông (Kon Tum) nghe tập huấn ứng phó động đất.

Nhận thức và khả năng ứng phó động đất

Dự báo động đất hiện nay chủ yếu là dự báo dài hạn, nhằm tính toán xác suất xuất hiện một trận động đất có độ lớn xác định trong một khoảng thời gian nhất định. Với từng đới đứt gãy, các nhà khoa học có thể xác định khả năng một trận động đất xảy ra trong tương lai, nhưng chưa thể dự báo chính xác thời điểm diễn ra.
Bộ Công an bàn giao nhà và tặng quà cho các hộ dân tại khu dân cư tái thiết xóm Đồi Gianh, thôn Nâm Than, thị xã Sa Pa sáng 21/1.

Khánh thành và bàn giao nhà cho người dân bị thiên tai tại Lào Cai

Sáng 20/1, tại thôn Nậm Than, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai phối hợp Bộ Công an tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà khu dân cư tái thiết xóm Đồi Gianh, thôn Nậm Than, thị xã Sa Pa và khu tái định cư Bản Lầu, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát.
Huyện Gia Viễn (Ninh Bình) tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên sông Hoàng Long. (Ảnh HỒNG NAM)

Hành động sớm-chủ động trước thiên tai

Thiên tai năm 2024 mang nhiều yếu tố cực đoan, dị thường, xảy ra trên khắp các vùng miền cả nước. Nhờ sự chủ động vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cho nên đã khắc phục và xử lý nhiều sự cố, góp phần giảm đáng kể thiệt hại do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, trước diễn biến ngày càng cực đoan của thiên tai cũng đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần phải xử lý, những bài học quý cần rút kinh nghiệm.
Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam hỗ trợ tỉnh Thái Bình 290kg hạt giống giúp khôi phục sản xuất sau bão số 3.

Thái Bình phân bổ hơn 30 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương thiệt hại bão số 3

Nhằm giảm thiểu khó khăn cho các huyện, thành phố trên địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tai gây ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình quyết định phân bổ nguồn kinh phí lớn cho các địa phương. Đây là hoạt động thiết thực, hiệu quả và cần thiết trong thời điểm hiện nay, thể hiện sự chung tay chia sẻ trong khó khăn, hoạn nạn.
Quảng Ninh thiệt hại ước tính khoảng 24.223 tỷ đồng do bão số 3.

Tăng cường kết nối thông tin trong bối cảnh thiên tai, bão lũ

Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến Việt Nam một cách rõ rệt trong những năm gần đây, thậm chí còn diễn biến nhanh hơn, khó dự báo hơn. Cụ thể, tần suất, cường độ các trận bão, lũ có xu hướng gia tăng, các đợt rét đậm, rét hại, nắng, nóng kéo dài. Do đó, công tác dự báo, cảnh báo, kết nối để thông tin nhanh, chính xác đến người dân sẽ giúp các địa phương sẵn sàng ứng phó, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.
Diện tích nhà lưới bị thiệt hại sau bão Yagi. (Ảnh: THANH TRÀ)

Những bài học kinh nghiệm phục hồi sau bão Yagi

Bão số Yagi đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía bắc, nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Sau bão với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp và sự góp sức của nhiều tổ chức quốc tế, đến nay cơ bản cuộc sống người dân vùng bị ảnh hưởng bão, lũ đã dần ổn định; sản xuất lúa, rau màu, chăn nuôi, thủy sản… từng bước được khôi phục, bảo đảm đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân vùng bị ngập ở phường Phổ Minh, thị xã Ðức Phổ (Quảng Ngãi) trong đợt bão số 3. (Ảnh Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai)

Năm 2024 - Vượt lên thiên tai bất thường

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, các thảm họa thiên tai đang có xu hướng gia tăng với tần suất thường xuyên hơn và cường độ mạnh hơn trên phạm vi toàn cầu. Thiệt hại bởi thiên tai cũng ngày càng lớn, không chỉ ở những khu vực đang phát triển, mà còn ở cả những nơi có hạ tầng cơ sở tương đối hoàn thiện.
Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Điện Biên Lường Văn Xuyên trao Cờ đăng cai Cụm trưởng Cụm thi đua số 1 (năm 2025) cho Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Yên Bái.

Đài Phát thanh-Truyền hình các tỉnh Tây Bắc thông tin kịp thời sự kiện nổi bật của khu vực

Chiều 28/11, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Đài Phát thanh-Truyền hình 8 tỉnh khu vực Tây Bắc (Cụm thi đua số 1 - Bộ Thông tin và Truyền thông), gồm: Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, tổ chức đánh giá kết quả công tác thông tin tuyên truyền năm 2024; bàn giải pháp thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.
Hệ thống cảnh báo lũ quét trên Suối Vạt, xã Trường Đông, huyện Yên Châu (Sơn La).

Cảnh báo sớm thiên tai dựa vào cộng đồng

Theo các nhà khoa học, qua cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua cho thấy, người dân ở các vùng chịu tai biến tự nhiên mạnh tuy đã chú ý hơn tới các dấu hiệu như vết nứt trên sườn đồi, nhưng chưa biết đánh giá và nhận định mức độ nguy hiểm cho nên còn lúng túng trong công tác phòng tránh; những điểm thiệt hại nặng thường là nơi chưa có nhóm xung kích phòng chống thiên tai; nếu người dân có được thông tin cảnh báo sớm thì sẽ chủ động ứng phó hơn… Bởi vậy, vấn đề cảnh báo sớm thiên tai dựa vào cộng đồng một lần nữa được đặt ra, coi đó là một trong những giải pháp hiệu quả để chủ động phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.