"Việt Nam không phải chờ 10-20 năm nữa chứng minh xem trẻ em có mắc đái tháo đường, tim mạch không từ việc tiêu thụ đồ uống có đường. Chúng ta hãy học ngay lập tức thế giới và lắng nghe khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, không nên chần chừ việc đề xuất chính sách hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng nhấn mạnh.
Theo đánh giá của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA), nạn buôn lậu thuốc lá từ lâu đã trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội, gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến nền kinh tế và sức khỏe cộng đồng. Dù các lực lượng chức năng đã và đang quyết liệt ngăn chặn, nhưng mỗi năm các đối tượng tìm mọi thủ đoạn đưa hàng triệu bao thuốc lá lậu vào thị trường nội địa tiêu thụ.
Ngày 22/4, Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt”. Bên lề hội thảo, các chuyên gia kinh tế cùng các doanh nghiệp trong ngành đồ uống đã chia sẻ ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, và nhận định, cần phải đánh giá những tác động đa chiều trước khi quyết định tăng thuế như Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đề xuất.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt trước “cú sốc” thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các chính sách về thuế cần tiếp tục phát huy tốt vai trò vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy tăng trưởng, tránh gây sốc cho thị trường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp từ chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, việc điều chỉnh thuế lần này cần được thiết kế với lộ trình hợp lý, bảo đảm cân bằng giữa mục tiêu tăng thu ngân sách và hỗ trợ phục hồi sản xuất, góp phần nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế.
Chiều 22/4, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo "Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt". Hội thảo có sự góp mặt của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các đại biểu Quốc hội.
Đúng 14 giờ chiều nay, 22/4, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo "Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt".
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nguy cơ từ việc tăng thuế của Mỹ đối với hàng xuất khẩu đang đe doạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước ta. Vì vậy, việc xây dựng các chính sách tài chính trong nước, điển hình như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, cần được đặt trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện tại và thận trọng xem xét với lộ trình phù hợp hơn.
Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV dự kiến khai mạc tháng 5/2025. Mục tiêu quan trọng của sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là định hướng sản xuất, điều chỉnh hành vi tiêu dùng của xã hội, hạn chế nhập khẩu, sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm có hại cho sức khoẻ và môi trường... Tuy nhiên, những nội dung đề xuất sửa đổi Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) lần này sẽ tác động rất lớn đến chuỗi sản xuất của nhiều ngành hàng, trong đó có ngành hàng rượu bia. đe dọa sự phục hồi của một trong những lĩnh vực công nghiệp có đóng góp quan trọng vào GDP đất nước.
Trong bối cảnh ứng phó với thuế đối ứng của Hoa Kỳ và tiếp tục kiên trì đạt được mục tiêu tăng trưởng, các hiệp hội và doanh nghiệp kiến nghị cần cân nhắc kỹ lưỡng các chính sách thuế, trong đó có thuế tiêu thụ đặc biệt để không cản trở động lực tăng trưởng kinh tế.
Ngày 9/4, tại Hạ Long (Quảng Ninh), Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo khoa học chuyên đề về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm có hại cho sức khỏe.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 81/2025/NĐ-CP về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô-tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Theo đó, số thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh của kỳ tính thuế từ tháng 2-6/2025 sẽ được giãn thời hạn nộp đến hết ngày 20/11/2025.
Dù các lực lượng chức năng rất quyết liệt trong việc ngăn chặn các hành vi buôn lậu thuốc lá, song với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, các đối tượng buôn lậu vẫn tìm mọi cách, lợi dụng các kẽ hở để đưa mặt hàng này vào tiêu thụ trong thị trường nội địa vì mức siêu lợi nhuận. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan liên quan trong việc nhanh chóng rà soát, nghiên cứu và tìm giải pháp căn cơ ngăn chặn triệt để nạn buôn lậu thuốc lá.
Một số đại biểu Quốc hội đề nghị thực hiện lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt chậm hơn đối với bia, rượu để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được Quốc hội giao.
Một số ý kiến đại biểu Quốc hội tiếp tục đề nghị bỏ điều hòa nhiệt độ và xăng ra khỏi danh sách đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do đây là những mặt hàng thiết yếu.
Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đã tiếp thu theo hướng quy định mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá bảo đảm hài hòa các mục tiêu, giảm nhu cầu tiêu thụ, nhưng tránh tác động quá lớn đến doanh nghiệp sản xuất và phụ trợ.
Nêu quan điểm nếu bổ sung nước giải khát có đường vào diện áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sẽ làm giảm sức mua, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia và đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp bày tỏ mong muốn việc tăng thuế cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng để không làm gia tăng gánh nặng cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn.
Bày tỏ ủng hộ việc sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) theo hướng bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, các chuyên gia, đại diện hiệp hội, doanh nghiệp cũng cho rằng, chính sách thuế cần được xây dựng một cách hợp lý, có lộ trình phù hợp và đánh giá tác động kỹ lưỡng để không làm giảm động lực tiêu dùng và ảnh hưởng đến sự phục hồi của nền kinh tế.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ Tài chính vừa có tờ trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Một số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu và điều hòa nhiệt độ bởi đây là các mặt hàng thiết yếu, phổ biến trong đời sống hằng ngày của người dân, không phải mặt hàng xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
Hội Tư vấn thuế Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa gửi góp ý đến Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, đề xuất giữ nguyên mức thuế tiêu thụ đặc biệt với xe bán tải.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) với phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng gây hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá,… nhằm đạt được mục tiêu kép, vừa tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, vừa giúp hạn chế tiêu dùng.
Góp ý vào dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các hiệp hội, doanh nghiệp kiến nghị, cần có một chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt hợp lý và thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp và kích cầu tiêu dùng, góp phần tạo động lực tăng trưởng kinh tế.
Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI) đã kiến nghị lùi lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu từ năm 2028, cũng như có điều chỉnh phù hợp mức thuế với mặt hàng thuốc lá điếu.
Theo đại biểu Quốc hội, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các tác động khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia, rượu, bảo đảm vừa hạn chế tiêu dùng, vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế và doanh nghiệp. Việc tăng thuế cần có lộ trình và biện pháp hỗ trợ kèm theo để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả.
Nhất trí với việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu bia, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần có một lộ trình áp dụng rõ ràng, tính toán kỹ lưỡng để tránh gây khó khăn cho sản xuất và buôn bán hợp pháp, đồng thời phải có biện pháp chống buôn lậu hiệu quả.
Theo các đại biểu Quốc hội, việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn còn cần nhiều cân nhắc, nhất là khi cũng đòi hỏi có cơ sở chứng minh được việc áp dụng chính sách thuế này có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng và đạt hiệu quả trong giảm tỷ lệ người thừa cân, béo phì.
Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia đã nêu quan điểm, ý kiến cũng như bày tỏ quan ngại việc tăng sốc thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá sẽ tăng giá thuốc lá hợp pháp cao hơn trong bối cảnh Quốc hội đang thảo luận sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt trong kỳ họp đang diễn ra ở Hà Nội.
Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia sẽ có tác động lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiêu dùng của người dân và cả nền kinh tế. Do vậy, cần có đánh giá tác động kỹ lưỡng, dựa trên các cơ sở khoa học, tình hình thực tế về kinh tế-xã hội để bảo đảm hài hòa các mục tiêu lợi ích, sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng thu cho ngân sách.