Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD, hướng đến mốc 70 tỷ USD. Tuy nhiên, những biến động về thuế quan và phi thuế quan toàn cầu ngay từ những tháng đầu năm đã đặt mục tiêu này trước nhiều khó khăn, thách thức. Thực tế này đòi hỏi các ngành chức năng phải nhanh nhạy đổi mới, đa dạng phương thức tiêu thụ nông sản; trong đó chú trọng đưa nông sản Việt Nam vào hệ thống bán lẻ quốc tế để gia tăng lượng khách hàng, giá trị sản phẩm.
Không chỉ loay hoay với cảnh “được mùa, rớt giá”, nhiều người dân tại tỉnh Bắc Ninh đang thường trực nỗi lo không kịp chuẩn bị đất cho cây vụ xuân khi nhiều diện tích trồng cây vụ đông chưa được giải phóng. Làm thế nào để nông sản trở thành sản xuất hàng hóa, đem lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao, bền vững là bài toán cần được chính quyền, doanh nghiệp và người nông dân căn cơ giải quyết.
Trước tình trạng rau không tiêu thụ được tại các xã Tân Thủy, An Hòa Tây (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), Hội Nông dân và nhiều tổ chức chính trị-xã hội đã khẩn trương vào cuộc hỗ trợ tiêu thụ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước có thể đạt hơn 60 tỷ USD, vượt mục tiêu đề ra và lập kỷ lục cao nhất từ trước tới nay. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, tiêu thụ nông sản cũng có nhiều thuận lợi, không chỉ hạn chế thấp nhất tình trạng “được mùa mất giá” mà nhiều mặt hàng còn luôn duy trì giá bán cao, mang lại lợi nhuận lớn cho nông dân.
Ngày 26/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã - Kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ nông sản năm 2024.
Ngày 11/4, Sở Công thương Long An và Đắk Lắk phối hợp tổ chức hội nghị kết nối giao thương doanh nghiệp trong việc tiêu thụ nông sản thực phẩm tươi và chế biến.
Kỳ 2: Mở rộng mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ thông minh
Theo ước tính, khoa học công nghệ đã đóng góp khoảng hơn 35% vào thành công trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta thời gian qua. Con số này cho thấy, phát triển nông nghiệp công nghệ cao được xem là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để việc ứng dụng công nghệ thông minh trở nên phổ biến hơn cần phải có sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, cũng như sự nỗ lực của người dân…
Ðịa hình tỉnh Thái Nguyên phong phú, bao gồm miền núi, trung du, nhiều vùng có thổ nhưỡng đặc thù, người dân có kinh nghiệm trồng, chế biến cho nên đã tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, đặc sản địa phương. Thời gian gần đây, tỉnh và các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm tăng cường quảng bá, tiêu thụ nông sản để tăng thu nhập cho nông dân.
Thực hiện chương trình phối hợp công tác năm 2023 giữa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Tỉnh ủy Sơn La, chiều 27/11, tại thành phố Sơn La, Báo Nông thôn ngày nay đã phối hợp Hội Nông dân tỉnh Sơn La tổ chức Gala "Nông dân Sơn La với tiêu thụ nông sản".
Chiều 15/9, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức Diễn đàn kinh tế năm 2023 với chủ đề: “Vai trò và giải pháp liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long”.
Ngày 18/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình tổ chức Hội nghị thúc đẩy sản xuất vụ đông và kết nối tiêu thụ nông sản năm 2023; sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt mức kỷ lục hơn 5 tỷ USD. Đây là một trong những mặt hàng có sự bứt phá lớn về xuất khẩu từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, việc sản xuất, quy hoạch và tiêu thụ trái cây ở nhiều địa phương hiện nay vẫn còn hạn chế, khiến ngành hàng này chưa phát huy được hết tiềm năng và thế mạnh. Đổi mới tư duy sản xuất và tiêu thụ trái cây cần sớm được thực hiện để dần hiện thực hóa giấc mơ kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trong tương lai.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 265/CĐ-TTg về việc tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản; thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Trước bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội trong nước và trên thế giới còn nhiều biến động thì vấn đề liên kết vùng và kết nối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, hợp tác xã lại càng trở thành vấn đề cấp bách.
Sáng 20/9, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản tỉnh Sơn La trong bối cảnh mới”.
Sáng 5/8, tại công viên Lê Văn Tám, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) phối hợp Sở Công thương các tỉnh, thành phố ở khu vực phía nam tổ chức “Chương trình Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp vùng đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại”.
Sơn La có diện tích trồng cây ăn quả lớn, sản lượng nông sản xuất khẩu ra thị trường nước ngoài cao. Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc ban hành chính sách “Zero Covid” để tăng cường kiểm soát dịch Covid-19, xuất khẩu nông sản của Sơn La gặp nhiều khó khăn. Tỉnh đang chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường mới, đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Thời điểm này, tỉnh Tuyên Quang đã bước vào mùa thu hoạch các loại quả chủ lực, đặc sản trong ngành trồng trọt như bưởi (ước hơn 30 nghìn tấn), cam (hơn 95 nghìn tấn),... Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tiêu thụ trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Để tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Tuyên Quang đang triển khai nhiều giải pháp tích cực.
Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá trị sản xuất và xuất khẩu nhiều ngành hàng nông nghiệp sụt giảm mạnh. Các doanh nghiệp nông nghiệp phải gồng mình vượt khó khi đối mặt với hàng loạt thách thức, đó là áp lực tăng chi phí sản xuất; áp lực “chạy” đủ đơn hàng đã ký; áp lực thiếu lao động, thậm chí là bị phạt hợp đồng và mất đối tác làm ăn.
Ngày 21/9, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đã ban hành Chỉ thị 08/CT-BGTVT, yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành có giải pháp tăng cường vận tải, hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19.
Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội. Nhiều chuỗi sản xuất - cung ứng bị đứt gãy, sản phẩm hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu do các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác sản xuất đang tồn đọng rất lớn. Việc tổ chức đẩy mạnh kết nối cung - cầu tiêu thụ nông sản cho HTX đang được các đơn vị, nhất là hệ thống Liên minh HTX tích cực triển khai trong giai đoạn hiện nay.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị các địa phương rút kinh nghiệm, tránh đặt ra các quy định “cứng nhắc” liên quan đến lưu thông hàng hóa, gây khó khăn, ách tắc, ùn ứ; phải bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Trước khó khăn của người dân, tỉnh Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch tiêu thụ nông sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Nông đã thành lập “Tổ công tác đặc biệt” giúp nông dân tiêu thụ nông sản.
Trước tình hình tiêu thụ sầu riêng, bơ của nông dân gặp nhiều khó khăn và giá cả giảm thấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19, UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh chủ động kết nối thị trường, đồng thời nỗ lực hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, thương lái đến tham gia tiêu thụ nông sản giúp nông dân.
Việc thu hoạch lúa của nông dân Bạc Liêu đang gặp rất nhiều khó khăn. Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã và đang tìm mọi cách để giúp nông dân thu hoạch lúa và tiêu thụ các mặt hàng nông sản ứ đọng.
Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cho việc tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp chậm so với thời vụ thu hoạch, kéo theo giá một số mặt hàng nông sản giảm. Trong khi đó, giá vật tư sản xuất tiếp tục tăng khiến cho việc sản xuất và tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn.
Chiều 19/8, UBND tỉnh Hậu Giang và Bộ Tư lệnh Quân khu 9 tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp giúp nhân dân thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh trong điều kiện dịch Covid-19.
Đẩy mạnh liên kết, mở rộng kênh phân phối, chú trọng các kênh bán hàng online và bán hàng phục vụ người dân trong các khu cách ly, phong tỏa… Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương cùng nhiều hội nhóm, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chủ động giúp bà con nông dân tiêu thụ hàng trăm tấn rau, củ, quả…