Trên thị trường tiêu dùng hiện nay, có thể thấy trừ các cửa hàng tiện lợi thì các kênh bán lẻ gồm siêu thị, chợ truyền thống, cửa hàng bách hóa hay các sàn thương mại điện tử đều có giá bán gần như nhau.
Trước mục tiêu tăng trưởng hơn 8% của kinh tế Việt Nam trong năm 2025, thị trường bán lẻ Việt Nam đang sôi động trở lại với chiến lược mở rộng phân phối đa kênh. Từ siêu thị truyền thống tới nền tảng số, doanh nghiệp không ngừng chuyển mình để bắt kịp xu thế tiêu dùng mới.
Ngày 9/4, CBRE Việt Nam đã công bố báo cáo “Tiêu điểm thị trường bất động sản Hà Nội”. Theo kết quả nghiên cứu của đơn vị này, thị trường bán lẻ Hà Nội đang cho thấy sự ổn định, nguồn cung tăng trưởng nhẹ khi trung tâm thương mại Aeon Xuân Thủy diện tích 18.000m2 chính thức đi vào hoạt động. Đáng chú ý là các ngành hàng tâm điểm của hoạt động cho thuê đang phản ánh sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng.
Quý I/2025, thị trường hàng hóa nội địa duy trì ổn định, nguồn cung bảo đảm và không xảy ra tình trạng thiếu hàng. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2024, nhờ nhu cầu cao dịp Tết Nguyên đán và sự phục hồi của ngành du lịch.
Theo Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, ngày 4/4, Bộ Công thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT về thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025. Trong đó đề ra nhiều giải pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu trong năm nay tăng trưởng GDP 8% và tăng trường 12% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ.
Theo báo cáo của Sở Tài chính Tuyên Quang, kinh tế quý I đã ghi nhận mức tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 9,42% so với cùng kỳ năm 2024. Theo đó, lĩnh vực nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định 3,62%. Ngành du lịch, thương mại và dịch vụ ước tính tổng thu từ khách du lịch đạt 1.288 tỷ đồng, tăng 19,85% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng 20,29% so với cùng kỳ năm 2024; Giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng ấn tượng 78,19% so với cùng kỳ năm 2024… Tính đến quý I/2025, tỉnh đã cấp 31 mã số vùng trồng và hai mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa nông sản Tuyên Quang vươn ra thị trường quốc tế.
Phiên giao dịch ngày 18/3, áp lực bán mạnh trong phiên chiều khiến thị trường quay đầu giảm điểm, cổ phiếu nhiều nhóm ngành như bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ… cùng nhiều mã lớn lao dốc như GAS, LPB, POW, BSR, SHB, GVR… kéo VN-Index giảm 5,29 điểm khi chốt phiên, xuống mức 1.330,97 điểm
Phiên giao dịch ngày 5/3, áp lực bán tăng mạnh từ đầu phiên chiều khiến thị trường không giữ được sắc xanh, cổ phiếu nhiều nhóm ngành như năng lượng, chứng khoán, nguyên vật liệu, ngân hàng, bán lẻ, phần mềm… giảm mạnh, rổ VN30 có tới 19 mã giảm, 7 mã tăng và 4 mã đứng giá. Chốt phiên, VN-Index giảm 7,20 điểm, xuống mức 1.304,71 điểm.
Phiên giao dịch ngày 4/3, thị trường chìm trong sắc đỏ phần lớn thời gian giao dịch; lực cầu gia tăng giữa phiên chiều kéo chỉ số đảo chiều đi lên, cổ phiếu các nhóm ngành ngân hàng, bán lẻ… tăng mạnh cùng nhiều mã lớn như TCB, CTG, MBB, GVR, MSN, HVN… tác động tích cực, đẩy VN-Index tăng 2,54 điểm khi chốt phiên, lên mức 1.311,91 điểm.
Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC - đơn vị quản lý và vận hành tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm gia tăng lợi ích về thị phần và lợi nhuận. Hợp tác giữa hai đơn vị giúp nâng cao trải nghiệm cho hành khách metro, đóng góp tích cực cho sự phát triển của giao thông đô thị và thị trường bán lẻ của thành phố.
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 3 tiếp tục giảm theo đà giảm của thế giới. Giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tại thị trường Hà Nội là 457.400 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.829.600 đồng/bình công nghiệp 48kg , lần lượt giảm 2.700 đồng và 10.500 đồng/bình
Phiên giao dịch ngày 19/2, thị trường giữ được đà tăng suốt phiên, lực cầu gia tăng trong phiên chiều khiến cổ phiếu nhiều nhóm ngành như bán lẻ, bất động sản, năng lượng, chứng khoán, ngân hàng… tăng tốt, rổ VN30 có tới 26 mã tăng, chỉ có 3 mã giảm, 1 mã đứng giá. Chốt phiên, VN-Index tăng 10,42 điểm, lên mức 1.288,56 điểm.
Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 17/2, thị trường diễn biến trong thế giằng co, đến giữa phiên chiều áp lực bán gia tăng khiến chỉ số quay đầu giảm, nhiều nhóm ngành như phần mềm, bán lẻ, ngân hàng... chìm trong sắc đỏ, nhóm VN30 có tới 19 mã lao dốc đã đẩy VN-Index giảm 3,36 điểm khi chốt phiên, xuống mức 1.272,72 điểm.
Thị trường bán lẻ đã tăng trưởng không như kỳ vọng trong năm 2024 song được dự báo sẽ khởi sắc hơn trong năm 2025. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã tăng cường mở mới các điểm bán để nắm bắt cơ hội này.
Tích cực tham gia quá trình chuyển đổi số quốc gia theo chủ trương chính sách của Nhà nước, Finviet – công ty công nghệ tài chính hàng đầu Việt Nam theo mô hình M2C đã đầu tư và phát triển hệ sinh thái ECO – bộ giải pháp công nghệ số toàn diện đầu tiên tại Việt Nam về vận hành, tài chính và thanh toán, được thiết kế trên nền tảng ứng dụng những tiến bộ mới nhất để không ngừng đáp ứng nhu cầu của tất cả các bên trong thị trường bán lẻ, từ nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán hàng đến người tiêu dùng cuối.
Việt Nam đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu và trong khoảng từ 5 - 10 năm tới, kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống bán lẻ nói riêng vẫn được đánh giá rất tiềm năng và có mức độ hấp dẫn hàng đầu trong khu vực. Thị trường hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ và kênh phân phối hiện đại, đặc biệt là thương mại điện tử.
Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 16/12, thị trường mở cửa trong sắc xanh nhưng nhanh chóng thu hẹp đà tăng và chìm dưới tham chiếu trước áp lực bán mạnh; phải đến gần cuối phiên, lực cầu trở lại kéo các chỉ số đi lên, cổ phiếu nhiều nhóm ngành chứng khoán, bán lẻ, phần mềm… tăng tốt, góp phần kéo VN-Index đảo chiều tăng nhẹ 1,22 điểm, lên mức 1.263,79 điểm.
Phiên giao dịch ngày 3/12, thị trường diễn biến giằng co với lực bán chiếm ưu thế, cổ phiếu nhiều nhóm ngành như năng lượng, chứng khoán, ngân hàng, nguyên vật liệu, bán lẻ… chìm trong sắc đỏ, kéo VN-Index giảm 1,38 điểm khi chốt phiên, về mức 1.249,83 điểm.
Năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam, mặc dù được đánh giá tốc độ phục hồi không quá nhanh nhưng thị trường tiêu dùng bán lẻ đã bước đầu có những tín hiệu khả quan và dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong thời gian tới.
Phiên giao dịch cuối tuần, ngày 1/11, lực bán chiếm ưu thế khiến thị trường chìm trong sắc đỏ gần suốt thời gian giao dịch, hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu như chứng khoán, ngân hàng, nguyên vật liệu, bán lẻ, bất động sản... giảm điểm, 25/30 mã trong rổ VN30 lao dốc... kéo VN-Index đóng cửa giảm 9,59 điểm, xuống mức 1.254,89 điểm.
Việt Nam đang trở thành một thị trường thương mại điện tử đầy tiềm năng và được quốc tế đánh giá cao. Sự phát triển quá nhanh, quá nóng của thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam gây ra một số bất cập: Áp lực cạnh tranh đối với sản phẩm trong nước từ các sản phẩm nhập khẩu; những thách thức trong vấn đề quản lý thuế với các giao dịch thương mại điện tử; chất lượng sản phẩm và dịch vụ chưa đồng đều, có hàng giả, hàng kém chất lượng; sự cạnh tranh thiếu công bằng giữa các công ty vốn nhiều và những sàn thương mại điện tử khởi nghiệp, vừa và nhỏ...
Hà Nội đang đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường thu hút FDI cùng với sự tăng trưởng mạnh của hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch lữ hành, hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ... tạo điều kiện cho tình hình kinh tế - xã hội của thành phố tăng trưởng ổn định. Đây cũng là điều kiện để thị trường lao động Hà Nội tiếp tục đà phục hồi, tăng trưởng.
Theo dữ liệu được công bố mới đây trong báo cáo Prime Benchmark của Savills Châu Á-Thái Bình Dương (ấn phẩm cung cấp dữ liệu về tình hình hoạt động của các phân khúc bất động sản cao cấp), Hà Nội là một trong hai thành phố của Việt Nam thuộc nhóm các thị trường có ngành bất động sản bán lẻ (bất động sản cho thuê) hoạt động tích cực trong các tháng đầu năm 2024.
Đưa ra các chính sách bán hàng, chính sách giá hấp dẫn cho người tiêu dùng, đồng thời giúp các nhãn hàng, nhà cung cấp phát triển bền vững, khẳng định được giá trị thương hiệu là cách Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn-TNHH Một thành viên (SATRA) gia tăng lợi thế cho cả hai bên, và cũng để khẳng định vị thế của chính mình trên thị trường bán lẻ.
Ngày 8/8, Công ty cổ phần ô-tô TMT (TMT Motors - nhà phân phối thương hiệu xe ô-tô điện Wuling) tại Việt Nam cho biết, sau khi thống nhất với nhà sản xuất SGMW (SAIC-GM-Wuling), TMT Motors công bố giá bán lẻ của xe điện Mini EV bản LV2 giảm còn 197 triệu (lắp pin 9,6 kWh, tầm hoạt động 120km) và 231 triệu đồng (lắp pin 13,9 kWh, tầm hoạt động 170km).
Trong những tháng cuối năm 2024, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH Một thành viên (SATRA) sẽ tập trung tái cơ cấu, phát triển mạng lưới bán lẻ. Mục tiêu của SATRA là tối ưu hóa danh mục hàng hóa, cải tạo không gian trưng bày, điều chỉnh chính sách giá để phù hợp với sức nhu cầu của thị trường.
Thay vì chỉ trông đợi vào đơn vị bán lẻ, hiện nay, nhiều nhà sản xuất đang chủ động tìm hiểu “giỏ hàng” của người tiêu dùng để tung ra thị trường những sản phẩm phù hợp.
Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh-Saigon Co.op đang kỷ niệm 35 năm thành lập đơn vị (12/5/1989-12/5/2024). Qua 35 năm đồng hành cùng phong trào hợp tác xã, ngoài thành công trong lĩnh vực bán lẻ với việc phục vụ 1 triệu lượt khách/ngày, hoạt động hợp tác quốc tế của Saigon Co.op với các hợp tác xã trên thế giới cũng giúp Saigon Co.op xuất khẩu gần 1.000 sản phẩm hàng Việt Nam sang thị trường các nước...