Lực lượng chuyên trách tuần tra bảo vệ rừng.

Bảo tồn hệ sinh thái rừng ở Phú Quốc

Đảo Phú Quốc có diện tích rừng chiếm tới 2/3 diện tích tự nhiên, trong đó Vườn quốc gia Phú Quốc được giao quản lý, bảo vệ 36.262 ha rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Trong bối cảnh suy thoái, mất rừng tự nhiên, công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và tạo sinh kế ổn định cho người dân ven rừng càng trở nên cấp thiết, góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Lễ hội Tràng An 2025-Lan tỏa giá trị di sản ngàn năm. (Ảnh: Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình)

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng

Không chỉ là sự kiện độc đáo, giúp ngành du lịch tỉnh Ninh Bình phát triển theo hướng bền vững, gắn kết giữa bảo tồn và khai thác di sản một cách có trách nhiệm, Lễ hội Tràng An còn góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo, thẩm mỹ, văn hóa của Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản hỗn hợp duy nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á tới đông đảo du khách trong nước, quốc tế.
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024. (Ảnh: KHIẾU MINH)

Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2025

Hà Nội sẽ thành lập Hội đồng chuyên gia tư vấn triển khai thực hiện các hoạt động xây dựng Thành phố Sáng tạo; ký kết hợp tác giữa Ủy ban nhân dân thành phố và Hội Kiến trúc sư Việt Nam; thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa Hà Nội và các thành phố thành viên trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại buổi lễ.

Động lực và nguồn lực quan trọng để Bắc Ninh phát triển nhanh và bền vững

Trong không khí cả nước đang hân hoan, vui mừng tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tối 13/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về dự Lễ kỷ niệm 1015 năm ngày vua Lý Công Uẩn đăng quang Hoàng đế và Lễ đón nhận Di tích quốc gia đặc biệt đình Đình Bảng; đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia Khu lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo và chiêm ngưỡng Bảo vật quốc gia “Hoàng đế Chi bảo”.
Chương trình “Hương sắc Việt Nam” tổng hòa các tiết mục ca, múa, nhạc độc đáo khắc họa đậm nét vẻ đẹp tà áo.

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Hình ảnh cách điệu cánh chim bồ câu xuất hiện trong các thiết kế của bộ sưu tập “Áo dài mang biểu trưng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam” thể hiện góc nhìn mới về sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại, không chỉ tôn vinh nét đẹp áo dài mà còn lan tỏa thông điệp ý nghĩa về sự vươn cao, bay xa của phụ nữ Việt trong hành trình làm chủ tương lai, hội nhập và tỏa sáng toàn cầu.
Hội đồng Chấp hành UNESCO đã nhất trí ghi danh “Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân” của Việt Nam vào Danh mục Ký ức Thế giới. (Ảnh: UNESCO)

UNESCO ghi danh bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân là Di sản tư liệu thế giới

Theo thông tin từ UNESCO, vào hồi 23 giờ ngày 10/4 tại Paris, Hội đồng Chấp hành UNESCO đã nhất trí ghi danh “Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân” của Việt Nam vào Danh mục Ký ức Thế giới. Đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập về âm nhạc của Việt Nam được công nhận là Di sản Tư liệu thế giới.
 Tiến sĩ Phan Mạnh Dương giới thiệu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp và ảnh hưởng của danh nhân Lê Quý Đôn.

Thái Bình giới thiệu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn và các tiềm năng hợp tác tại Pháp

Nhân dịp tỉnh tham dự các hoạt động bên lề kỳ họp của UNESCO liên quan đến hồ sơ đề cử danh nhân văn hoá Lê Quý Đôn, ngày 10/4, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở Paris, tỉnh Thái Bình tổ chức hội nghị giới thiệu về danh nhân Lê Quý Đôn và quảng bá văn hóa, xúc tiến du lịch.
Dự kiến vào năm 2026, UNESCO sẽ vinh danh và kỷ niệm ngày sinh của Lê Quý Đôn, một danh nhân văn hóa Việt, một niềm tự hào của người Việt.

UNESCO phê duyệt khuyến nghị kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn

Vào lúc 23 giờ ngày 10/4/2025 (giờ địa phương), Kỳ họp khoá 221 Hội đồng chấp hành UNESCO diễn ra tại Trụ sở UNESCO ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã thông qua Quyết định khuyến nghị Đại hội đồng UNESCO (họp tháng 11/2025) phê duyệt việc UNESCO vinh danh và cùng kỷ niệm ngày sinh của một số danh nhân trên thế giới, trong đó có vinh danh và cùng kỷ niệm 300 năm ngày sinh danh nhân Lê Quý Đôn (1726-2026).
Thứ trưởng Ngoại giao Ngô Lê Văn phát biểu tại Phiên khai mạc kỳ họp. (Ảnh: UNESCO)

Việt Nam khẳng định vai trò tích cực và trách nhiệm tại UNESCO

Phát biểu tại Kỳ họp lần thứ 221 Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Paris từ ngày 7-17/4, Thứ trưởng Ngoại giao Ngô Lê Văn khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng chủ nghĩa đa phương và đề cao vai trò của UNESCO trong việc thúc đẩy hòa bình, phát triển bền vững và hợp tác quốc tế, đồng thời cam kết tiếp tục là đối tác tin cậy, tích cực và có trách nhiệm, đóng góp hiệu quả vào các chương trình và sáng kiến chung của UNESCO.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn dự đối thoại với đoàn viên thanh niên tỉnh.

Lạng Sơn đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh với thanh niên

Ngày 20/3, tỉnh Lạng Sơn tổ chức đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh với thanh niên năm 2025, với chủ đề: "Phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng, phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững".
Các đại biểu tham dự Ngày Toán học quốc tế

Ngày Toán học quốc tế 2025: Ứng dụng Toán học trong nghệ thuật và đời sống

Ngày Toán học quốc tế với chủ đề: “Toán học, Nghệ thuật, và Sáng tạo” diễn ra sáng 13/3, do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo toán học quốc tế Unesco (Trung tâm Toán Unesco), Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Trung tâm Dữ liệu và Thông tin Khoa học tổ chức tại Hà Nội.
Các nghệ sĩ tại lễ bế mạc Liên hoan phim quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần 1-năm 2024. (Ảnh Sở Văn hóa và Thể thao thành phố)

Hướng đến thành phố sáng tạo

Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực triển khai thực hiện đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa; trong đó, điện ảnh được kỳ vọng sẽ tạo ra một định hình mới về văn hóa sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn và khẳng định thành phố là một điểm đến đầy cảm hứng của khu vực.
Quang cảnh hội thảo.

Xây dựng chiến lược quản lý và phát huy giá trị Di sản Tràng An trong tương lai

Ngày 6/3, tại tỉnh Ninh Bình diễn ra phiên khai mạc tổng thể của Hội thảo quốc tế "Lượng hóa giá trị quần thể danh thắng Tràng An và phát triển thương hiệu của điểm đến di sản thế giới" do Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phối hợp Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức.
Giờ học tại Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS xã Thanh Lòa (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn). Ảnh: QUÝ TÙNG

Học tập suốt đời, chìa khóa thành công

Học tập suốt đời chính là chìa khóa của thế kỷ 21, vượt xa hơn sự phân chia truyền thống giữa giáo dục ban đầu và giáo dục thường xuyên. Nhiệm vụ thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập đã trở thành một hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để bảo đảm sự phát triển thịnh vượng, nhân văn, bền vững trong bối cảnh hiện nay.
Quang cảnh hội thảo.

Định vị Tràng An là một mô hình tích hợp bảo tồn di sản và phát triển kinh tế ở Việt Nam

Chiều 5/3, tại tỉnh Ninh Bình, đã diễn ra phiên thảo luận thứ nhất của hội thảo quốc tế "Lượng hóa giá trị quần thể danh thắng Tràng An và phát triển thương hiệu của điểm đến di sản thế giới" do Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phối hợp Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình và các đơn vị có liên quan tổ chức.
Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh nhấn mạnh: Việt Nam luôn coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.

Việt Nam tái khẳng định sự ủng hộ và cam kết đối với Công ước 2005

Ngày 11/2, tại Lễ khai mạc Kỳ họp lần thứ 18 của Ủy ban liên chính phủ Công ước năm 2005 của UNESCO ở Paris (Cộng hòa Pháp), Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO nhấn mạnh, Việt Nam tái khẳng định sự ủng hộ và cam kết đối với Công ước 2005 .
Một góc trong phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam).

Gìn giữ và phát huy di sản Hội An

Phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) không chỉ là bảo tàng sống lưu giữ giá trị kiến trúc cổ kính mà còn là một không gian văn hóa đầy sức sống. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, quần thể kiến trúc cổ đặc trưng Hội An đã bước sang trang mới. Cùng với những không gian nhà cổ quyến rũ, ẩn sâu bên trong vẻ đẹp trầm mặc của phố cổ là cả một kho tàng văn hóa được bảo tồn, phục dựng một cách sáng tạo, làm nên hồn cốt một đô thị cổ di sản.
Nghệ sĩ Huyền Tân (bên phải) và Nghệ nhân Ưu tú Hồ Thanh Châu say mê nghệ thuật bài chòi. (Ảnh PHÚ TÂN)

Gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ được tạo nên từ những lời hát, câu hò đầy nét mộc mạc. Theo tiến trình phát triển, bài chòi đã có một chỗ đứng vững chắc trong lòng nhiều thế hệ người dân. Thực hành di sản bài chòi dựa trên hai yếu tố là đàn và hô hát. Ðể bài chòi luôn tồn tại thì tinh thần trách nhiệm của mỗi nghệ nhân, nghệ sĩ trong khi trình diễn là điều quan trọng nhất.