Dù được đánh giá là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, nhưng cho đến nay, khu vực kinh tế hợp tác vẫn loay hoay trong bài toán vốn. Hầu hết hợp tác xã đều gặp khó trong tiếp cận tín dụng, khiến không ít mô hình chỉ hoạt động cầm chừng hoặc dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, thiếu sức bật để phát triển.
Giai đoạn 2025-2030, thành phố Hà Nội sẽ bố trí 6 nghìn tỷ đồng từ ngân sách thành phố cho nguồn tín dụng chính sách xã hội. Thành phố yêu cầu, nguồn vốn vay này phải được triển khai đến đúng đối tượng, kịp thời, nhằm nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
Trong giai đoạn 2025-2030, Hà Nội dự kiến bố trí khoảng 6.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhóm đối tượng chính sách.
Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Thành (Nghệ An), đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sống thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi. Những nỗ lực này không chỉ giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo mà còn góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng, góp phần nâng cao đời sống của các thành viên hợp tác xã (HTX), tạo điều kiện để họ thoát nghèo bền vững, phát triển kinh tế gia đình, đồng thời, tạo đòn bẩy để thương hiệu sản phẩm của các HTX vươn xa.
Năm 2023, Công an tỉnh Hà Nam và Chi nhánh Ngân hàng chính sách tỉnh Hà Nam đã ký kết Quy chế phối hợp tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với Người chấp hành xong án phạt tù.
Trải qua hơn 22 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ tại tỉnh Hà Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang là kênh tín dụng tin cậy hữu ích giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên trong cuộc sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế địa phương.
Nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, tỉnh Nam Định tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp để tín dụng chính sách xã hội phát huy vai trò “bà đỡ” về vốn cho người nghèo và đối tượng chính sách khác có cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững.
Những năm qua, từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, hàng nghìn hộ nông dân tại tỉnh Lạng Sơn đã mạnh dạn vay vốn ưu đãi để xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh. Nguồn vốn đó đã góp phần quan trọng trong việc giúp các hội viên nông dân phát triển kinh tế và là động lực để bà con vươn lên làm giàu.
Nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh dịp cuối năm, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín dụng hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã chủ động trong việc ban hành các sản phẩm, chính sách cho vay nội bộ và tìm kiếm khách hàng thực hiện dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch để thẩm định và xem xét cho vay. Tuy nhiên trong quá trình này, việc cung ứng tín dụng còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ và tìm ra giải pháp.
Nền kinh tế khu vực đồng euro đã cho thấy một số dấu hiệu tích cực khi hàng loạt chỉ số phản ánh sự tăng trưởng nhẹ trong bối cảnh khu vực đã tránh được suy thoái hơn 1 năm qua.
Trong thời gian qua, hàng nghìn gia đình nghèo, đối tượng chính sách tại tỉnh Bến Tre được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre để phát triển sản xuất, kinh doanh. Từ đó, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay tín dụng chính sách.
Thời gian qua tỉnh Quảng Trị có nhiều cách làm hay để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tiêu biểu là cho các đối tượng vay vốn vốn xây dựng, sửa chữa nhà ở; đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, ổn định kinh tế gia đình, vượt khó, thoát nghèo.
Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi phía bắc chịu thiệt hại nặng nề do hoàn lưu của cơn bão số 3 (bão Yagi). Trong giai đoạn này, mục tiêu hàng đầu của lãnh đạo tỉnh Yên Bái là quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà con vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai để bà con sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống.
Chiều 15/7, Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội" trên địa bàn Hà Nội đã góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội và đẩy lùi tín dụng đen.
Theo Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Thu Hương, hiện nay, trên địa bàn thành phố có gần 13.000 người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng và gần 2.000 hộ gia đình, cá nhân chăm sóc người khuyết tật đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội hằng tháng với kinh phí hơn 94 tỷ đồng/năm.
Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, hàng nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) từng bước ổn định đời sống. Nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả đã giúp người nghèo nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.
Chiều 24/11, tại tỉnh Ninh Thuận, Đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng làm Trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận; Ban Đại diện Hội đồng quản trị Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh về kết quả thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW; Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư; tình hình thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ và chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030.
Từ ngày 10/10, người chấp hành xong án phạt tù sẽ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội tối đa là 4 triệu đồng/tháng/người đối với vay vốn để đào tạo nghề và tối đa 100 triệu đồng/người đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm.
Để hỗ trợ người dân có điều kiện tạo việc làm, sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống, thành phố Hà Nội đang tích cực thực hiện các chính sách cho vay vốn giải quyết việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
Công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù thể hiện sâu sắc chính sách nhân văn, nhân đạo của Ðảng, Nhà nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Thực hiện Quyết định số 62/2004/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam đã tích cực triển khai chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho hàng nghìn hộ dân vùng nông thôn vay vốn để xây dựng, cải tạo, sửa chữa nâng cấp công trình cấp nước sạch và công trình nhà vệ sinh bảo đảm cho gia đình dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
Sáng 19/10, Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) phối hợp Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương tổ chức bàn giao hỗ trợ trang, thiết bị nông nghiệp trị giá 1 tỷ đồng cho Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông sản Quang Lanh (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình).