Hiện nay, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều thủ đoạn mới, tinh vi. Trong đó, lợi dụng lòng tốt của các nhà hảo tâm, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam “lá lành đùm lá rách”, “nghĩa đồng bào”, một số kẻ xấu đã có hành vi đội lốt “từ thiện” nhằm thu lợi bất chính, gây mất niềm tin của xã hội.
Điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến ở vùng cao tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh những lợi ích thì những chiếc điện thoại kết nối mạng cũng tiềm ẩn nguy cơ trở thành môi trường lý tưởng cho những kẻ lừa đảo. Do mặt bằng dân trí chưa đồng đều, thiếu thông tin, cho nên nhiều người dân đã bị kẻ xấu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Tin lời người quen qua mạng xã hội, anh Nguyễn H.Th. ở Hà Nội đã mất tổng cộng 116 triệu đồng sau nhiều lần chuyển khoản để nhận lại tiền hoa hồng thông qua việc đánh giá sản phẩm du lịch. Theo anh Th., sau 1-2 lần đầu nhận được hoa hồng như đã cam kết để tạo lòng tin, anh đã bị đối tượng dụ dỗ, dùng nhiều chiêu trò để buộc phải nạp số tiền lớn hơn.
Chiều 19/3, Hiệu trưởng Trường Đại học Phú Yên Trần Lăng cho biết, sáng cùng ngày, trên mạng xã hội xuất hiện văn bản giả mạo thông báo của nhà trường về việc tuyển sinh Chương trình trao đổi sinh viên năm 2025-2026. Ông Trần Lăng khẳng định: Văn bản này không phải do Trường Đại học Phú Yên ban hành và có thông tin sai lệch.
Trong khuôn khổ chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược "Chống lừa đảo và tăng cường an toàn không gian số" giữa Hội Thanh niên Khuyết tật Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn giải trí Đại Dương (OEG), Doanh nghiệp xã hội Chống lừa đảo (chongluadao.vn) sáng 27/2 tại Hà Nội, chuyên gia Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) đã đưa ra nhiều cảnh báo, hướng dẫn để tránh hậu quả từ các cú click chuột tưởng chừng vô hại.
Lừa đảo trực tuyến gia tăng và trở nên tinh vi hơn khi tội phạm mạng sử dụng công nghệ mới như Deepfake, Deepvoice (những công nghệ ứng dụng AI) để tạo hình ảnh, video, âm thanh giả mạo giống như thật, khiến người dùng khó phân biệt.
Gần đây, nhiều người dùng điện thoại phản ánh về tình trạng thường xuyên nhận được cuộc gọi từ số lạ nhưng khi bắt máy thì không ai trả lời. Nguyên nhân có thể do lỗi kỹ thuật hoặc kẻ gian cố tình thực hiện cuộc gọi không lời nhằm khơi gợi sự tò mò, khiến khách hàng gọi lại.
Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thời gian qua có tình trạng một số đối tượng lừa đảo bằng hình thức gọi điện thoại, gửi tin nhắn đến người nộp thuế tự xưng là công chức thuế tại các chi cục thuế đề nghị cài đặt các ứng dụng của ngành thuế.
Việc Công an thành phố Huế, tỉnh Tuyên Quang liên tiếp bắt giữ đối tượng mua bán dữ liệu cá nhân trong thời gian gần đây đã được người dân ủng hộ, nhất là những người từng là nạn nhân của các cuộc gọi từ người không quen biết để môi giới đất đai, vay mượn, thậm chí là gạ gẫm mua bán dâm...
Nhiều nhóm đối tượng lừa đảo lựa chọn hình thức lập fanpage giả mạo rồi thực hiện thủ thuật để xin tích xanh từ Facebook. Các đối tượng lừa đảo sẽ cho chạy quảng cáo fanpage giả để tạo độ uy tín, thậm chí mua các bình luận ảo để tạo lòng tin... Chiêu trò này đã được nhiều đối tượng dùng lừa đảo đặt phòng khách sạn trong đợt cao điểm du xuân đầu năm.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc đặt phòng trực tuyến tại các khách sạn, homestay, khu nghỉ dưỡng trở nên phổ biến nhờ tính tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, chính điều này cũng tạo điều kiện để các đối tượng xấu lợi dụng lừa đảo du khách.
Dịp đầu năm mới, nhiều người với mong muốn biết trước tai ương để phòng tránh, hay tò mò về tương lai trong năm tới nên có thói quen đi xem bói, nhưng không ít trường hợp rơi vào tình trạng "tiền mất tật mang". Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, thận trọng không nên quá mù quáng tin vào hình thức liên quan đến tâm linh trên mạng xã hội.
Lì xì điện tử dần trở nên phổ biến, tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, tính năng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị các đối tượng xấu lợi dụng để giăng bẫy người dùng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong dịp Tết Nguyên đán năm 2025 cận kề.
Các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua bán, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.
Trên mạng xã hội gần đây xuất hiện mẫu thông báo có nội dung: "từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu giao dịch thương mại điện tử...". Các cơ quan chức năng khẳng định, đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt.
Công an tỉnh Quảng Bình vừa cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp Cơ quan điều tra Công an tỉnh đã làm rõ 9 đối tượng chuyên làm giả hình ảnh, giấy tờ, tài liệu; làm giả, mua bán, trao đổi tài khoản ngân hàng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Gần đây một số trường đại học liên tục phát cảnh báo sinh viên đề cao cảnh giác trước các thông tin giả mạo, lừa đảo yêu cầu chuyển khoản dưới dạng trúng tuyển học bổng, yêu cầu đóng khoản phí để được xét duyệt. Có sinh viên bị lừa chuyển khoản tới 150 triệu đồng.
Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh thì có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo. Thiệt hại ước tính do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 lên đến 18.900 tỷ đồng. Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là mời gọi đầu tư. Lộ lọt dữ liệu cá nhân vẫn ở mức báo động.
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân cần cảnh giác không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số, website, ứng dụng đầu tư tiền ảo. Tuyệt đối KHÔNG TIN TƯỞNG vào các lời mời đầu tư lợi nhuận cao, KHÔNG THAM GIA vào các nhóm kín hoặc cộng đồng trực tuyến dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa xác minh được danh tính, uy tín của tổ chức, không rõ nguồn gốc.
Thủ đoạn của đối tượng lừa đảo thường là tạo những tài khoản, hồ sơ mạng xã hội giả mạo, thường đưa các tin, bài quảng cáo trên các trang mạng xã hội. Khi bị hại liên hệ đến để kiếm việc làm, các đối tượng yêu cầu phải thanh toán đơn hàng trước rồi sẽ được nhận lại tiền gốc cộng thêm chiết khấu “hoa hồng”.
Chỉ trong nửa tháng qua, đã có 4 trường hợp khách hàng sử dụng điện ở khu vực miền trung-Tây Nguyên bị lừa đảo, bởi những kẻ giả danh nhân viên điện lực, hướng dẫn cài app giả danh điện lực, trong đó có trường hợp khách hàng bị mất gần 350 triệu đồng.
Lợi dụng trào lưu chơi Pickleball đang thu hút nhiều người tìm đến tham gia, chơi và luyện tập thể thao tại Việt Nam, một số đối tượng lừa đảo đã lập các trang facebook “Liên đoàn Pickleball Việt Nam” giả mạo để tìm cách lừa đảo chiếm đoạt tài sản người đăng ký tham gia học chơi Pickleball.
Trước sức hút của hai chương trình âm nhạc lớn là “Anh trai vượt ngàn chông gai” và “Anh trai “Say Hi””, nhiều fan hâm mộ không thể đăng ký mua được vé khi Ban Tổ chức mở bán nên đã phải tìm mua lại vé trên mạng. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị lừa đảo, khiến nhiều người bị mất tiền.
Gần đây xuất hiện một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội để mạo danh Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Trung tâm Lao động ngoài nước nhằm lừa đảo những người muốn đi nước ngoài làm việc.
Các đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng, chào mời nâng hạn mức thẻ tín dụng, gọi điện lừa dối hoàn tiền cho người mở tài khoản, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân và chiếm đoạt tiền tại ngân hàng. Tội phạm công nghệ còn dùng các thủ đoạn để lách xác thực sinh trắc học.