Nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân được tội phạm tiếp tục sử dụng trong thời gian vừa qua. Trong đó nổi lên thủ đoạn: tội phạm tiếp cận người dân đã tham gia, đăng tin, bài trên các hội nhóm, website mua bán, cho thuê bất động sản sau đó dụ dỗ tham gia đầu tư tài chính, sàn chứng khoán, tiền ảo trên không gian mạng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Ngày 27/4, Hàn Quốc kêu gọi người dân nước này cảnh giác và đặc biệt thận trọng đối với loại tội phạm lừa đảo trực tuyến bằng giọng nói khi tổng thiệt hại từ loại tội phạm này trong ba tháng đầu năm 2025 tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm 2024.
Văn phòng Liên hợp quốc về phòng, chống ma túy và tội phạm (UNODC) cảnh báo, các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia đứng sau ngành công nghiệp lừa đảo trực tuyến trị giá hàng tỷ USD tại châu Á đang mở rộng hoạt động ra toàn cầu, lan tới cả châu Phi và Nam Mỹ, trong lúc các chiến dịch trấn áp tại Đông Nam Á chưa mang lại hiệu quả.
Từ ngày 13/4, Thái Lan chính thức áp dụng sắc lệnh khẩn cấp yêu cầu các tổ chức tài chính, nhà viễn thông và nền tảng truyền thông xã hội phải chịu trách nhiệm nếu không ngăn chặn được các vụ lừa đảo.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, một sắc lệnh khẩn cấp mới yêu cầu các tổ chức tài chính, nhà khai thác viễn thông và chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội phải chia sẻ trách nhiệm nếu không ngăn chặn được các vụ lừa đảo đã chính thức có hiệu lực tại Thái Lan từ ngày 13/4.
Hiện nay, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều thủ đoạn mới, tinh vi. Trong đó, lợi dụng lòng tốt của các nhà hảo tâm, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam “lá lành đùm lá rách”, “nghĩa đồng bào”, một số kẻ xấu đã có hành vi đội lốt “từ thiện” nhằm thu lợi bất chính, gây mất niềm tin của xã hội.
Ngày 1/4, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: Phòng Cảnh sát hình sự đã điều tra, bắt giữ Nguyễn Thành Đông, sinh năm 1997 và Nguyễn Công Chánh Hưng, sinh năm 2004 đều ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến ở vùng cao tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh những lợi ích thì những chiếc điện thoại kết nối mạng cũng tiềm ẩn nguy cơ trở thành môi trường lý tưởng cho những kẻ lừa đảo. Do mặt bằng dân trí chưa đồng đều, thiếu thông tin, cho nên nhiều người dân đã bị kẻ xấu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Tin lời người quen qua mạng xã hội, anh Nguyễn H.Th. ở Hà Nội đã mất tổng cộng 116 triệu đồng sau nhiều lần chuyển khoản để nhận lại tiền hoa hồng thông qua việc đánh giá sản phẩm du lịch. Theo anh Th., sau 1-2 lần đầu nhận được hoa hồng như đã cam kết để tạo lòng tin, anh đã bị đối tượng dụ dỗ, dùng nhiều chiêu trò để buộc phải nạp số tiền lớn hơn.
Lừa đảo trực tuyến đang trở thành vấn đề nóng tại Đông Nam Á, khi hàng nghìn người dân ở khu vực này đã trở thành nạn nhân của các băng nhóm tội phạm lừa đảo vốn thường tung ra những lời dụ dỗ về cơ hội việc làm giả mạo, khiến họ bị “mắc bẫy” tham gia vào các đường dây lừa đảo tài chính.
Ngày 10/3, Ấn Độ đã đưa máy bay quân sự C-17 đến Thái Lan đón 283 công dân Ấn Độ về nước. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Thái Lan và Ấn Độ và nằm trong chính sách mà Chính phủ Thái Lan đang tập trung thực hiện, đó là triệt phá các băng nhóm tội phạm viễn thông, tội phạm mạng có trụ sở tại một số khu vực của Myanmar, giáp với tỉnh Tak của Thái Lan.
Trong bối cảnh tội phạm tài chính và lừa đảo trực tuyến thông qua ứng dụng ngân hàng điện tử gia tăng mạnh, chính phủ các nước đang nỗ lực tìm biện pháp ngăn chặn. Hiện nay, thiệt hại của các nạn nhân lừa đảo trực tuyến tại nhiều quốc gia đã lên tới con số kỷ lục.
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Jirayu Houngsub cho biết, Thái Lan sẽ nghiên cứu tính khả thi của việc xây một bức tường dọc theo một phần biên giới với Campuchia để ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép. Bức tường sẽ là một phần trong nỗ lực đa quốc gia nhằm phá bỏ mạng lưới các trung tâm lừa đảo qua mạng và qua điện thoại nằm ngay bên ngoài biên giới Thái Lan, mà trong đó không ít nạn nhân là người Thái Lan.
Trong khuôn khổ chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược "Chống lừa đảo và tăng cường an toàn không gian số" giữa Hội Thanh niên Khuyết tật Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn giải trí Đại Dương (OEG), Doanh nghiệp xã hội Chống lừa đảo (chongluadao.vn) sáng 27/2 tại Hà Nội, chuyên gia Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) đã đưa ra nhiều cảnh báo, hướng dẫn để tránh hậu quả từ các cú click chuột tưởng chừng vô hại.
Lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng và trở nên tinh vi hơn khi tội phạm mạng sử dụng công nghệ mới như Deepfake, Deepvoice (những công nghệ ứng dụng AI) để tạo hình ảnh, video, âm thanh giả mạo giống như thật, khiến người dùng khó phân biệt.
Gần đây, nhiều người dùng điện thoại phản ánh về tình trạng thường xuyên nhận được cuộc gọi từ số lạ nhưng khi bắt máy thì không ai trả lời. Nguyên nhân có thể do lỗi kỹ thuật hoặc kẻ gian cố tình thực hiện cuộc gọi không lời nhằm khơi gợi sự tò mò, khiến khách hàng gọi lại.
Ngày 20/2, Thái Lan đã cho 50 người Trung Quốc xuất cảnh về nước sau khi tiếp nhận số người này từ Myanmar. Đây là nhóm người Trung Quốc đầu tiên trong tổng số dự kiến 600 người sẽ về Trung Quốc trong thời gian sắp tới.
Bộ Công an đưa ra cảnh báo thủ đoạn cắt ghép hình ảnh, video nhạy cảm nhằm mục đích tống tiền. Theo đó, các đối tượng phạm tội nhắm đến nạn nhân là người có điều kiện kinh tế, địa vị xã hội (gồm cả lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành của các tỉnh, thành phố trên cả nước).
Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thời gian qua có tình trạng một số đối tượng lừa đảo bằng hình thức gọi điện thoại, gửi tin nhắn đến người nộp thuế tự xưng là công chức thuế tại các chi cục thuế đề nghị cài đặt các ứng dụng của ngành thuế.
Ngày 14/2, Công an tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo người dân cần phải cảnh giác trước thủ đoạn giả danh công an yêu cầu cài đặt tích hợp điểm dịch vụ công trực tuyến đối với người có giấy phép lái xe.
Nhiều nhóm đối tượng lừa đảo lựa chọn hình thức lập fanpage giả mạo rồi thực hiện thủ thuật để xin tích xanh từ Facebook. Các đối tượng lừa đảo sẽ cho chạy quảng cáo fanpage giả để tạo độ uy tín, thậm chí mua các bình luận ảo để tạo lòng tin... Chiêu trò này đã được nhiều đối tượng dùng lừa đảo đặt phòng khách sạn trong đợt cao điểm du xuân đầu năm.
Dịp đầu năm mới, nhiều người với mong muốn biết trước tai ương để phòng tránh, hay tò mò về tương lai trong năm tới nên có thói quen đi xem bói, nhưng không ít trường hợp rơi vào tình trạng "tiền mất tật mang". Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, thận trọng không nên quá mù quáng tin vào hình thức liên quan đến tâm linh trên mạng xã hội.
Lì xì điện tử dần trở nên phổ biến, tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, tính năng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị các đối tượng xấu lợi dụng để giăng bẫy người dùng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong dịp Tết Nguyên đán năm 2025 cận kề.
Để kịp thời cảnh báo, cung cấp danh sách các trang web và liên kết độc hại để người dân biết, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã cập nhật nội dung hướng dẫn tra cứu các website lừa đảo trên ứng dụng VNeID.
Các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua bán, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.
Trên mạng xã hội gần đây xuất hiện mẫu thông báo có nội dung: "từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu giao dịch thương mại điện tử...". Các cơ quan chức năng khẳng định, đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt.
Các dịch vụ đổi tiền trên mạng xã hội dịp cận Tết Nguyên đán đang ngày càng phổ biến, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người dân cần cảnh giác trước những đối tượng không quen biết, tuyệt đối không đổi tiền qua mạng xã hội để tránh trở thành “con mồi” tiếp tay cho các hành vi lừa đảo.
Thời gian gần đây, tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước xảy ra nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến việc huy động tài chính đa cấp, kêu gọi đầu tư ngoại hối, vàng, chứng khoán, tiền ảo, forex... với lãi suất cao. Sau khi thu được một lượng tiền nhất định, các đối tượng sẽ khóa, đánh sập các trang web, phần mềm ứng dụng (app), người tham gia không truy cập được. Chỉ đến khi đó, nạn nhân mới biết mình đã bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.