Thời gian qua, nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân được tội phạm tiếp tục sử dụng. Trong đó nổi lên thủ đoạn dụ dỗ tham gia đầu tư tài chính, chứng khoán, tiền ảo trên không gian mạng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng. Bộ Tài chính khẳng định, đây là facebook giả mạo Bộ Tài chính để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân.
Thời gian qua, tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là hình thức lừa đảo đặt phòng qua mạng ngày càng gia tăng. Trước tình trạng này, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã đưa ra các biện pháp cấp thiết nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, bảo vệ quyền lợi cho du khách.
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, ngày 7/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 1/2025.
Lần đầu tiên Công an tỉnh Lai Châu phối hợp cơ quan chức năng của Campuchia tổ chức phá án, bắt 12 đối tượng lừa đảo qua mạng khi các đối tượng đang hoạt động tại nước này.
Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa có văn bản gửi Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) về việc mượn danh nghĩa của Cục Đăng kiểm để lừa đảo chiếm đoạt tiền qua mạng.
Ngày 6/9, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, cơ quan chức năng đã bắt giữ Nguyễn Văn Tâm (39 tuổi, quê An Giang) để điều tra về hành vi mạo danh Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo báo Laophattana News ngày 24/8, Ban Quản lý Đặc khu kinh tế tỉnh Bokeo cho biết các cá nhân và pháp nhân là người Lào và người nước ngoài ở khu này phải dừng ngay hoạt động lừa đảo qua mạng.
Ngày 17/5, Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Đà Nẵng cho biết vừa bắt giữ nhóm đối tượng lập web đánh bạc giả mạo, chiếm đoạt tiền của hàng trăm người với số tiền hơn 500 triệu đồng.
Giao dịch trên không gian mạng có nhiều tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ để tội phạm tấn công cả hệ thống và người dùng. Tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tiền và tài khoản đang có xu hướng gia tăng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng…
Ngày 4/5, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tỉnh Bình Thuận thông tin, Công an thị trấn Ma Lâm (huyện Hàm Thuận Bắc) vừa phối hợp với Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Hàm Thuận Bắc ngăn chặn thành công một vụ lừa đảo qua mạng.
Ngày 19/4, Công an quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị vừa phối hợp cùng các cơ quan chức năng triệt phá đường dây của các đối tượng có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thông qua dịch vụ giao hàng có thu hộ tiền.
Ngày 10/4, Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn (Agribank Lạng Sơn) Định Thị Hồng Giang cho biết, thời gian qua, cán bộ Agribank chi nhánh tỉnh Lạng Sơn đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn hỗ trợ được 9 khách hàng không bị lừa đảo với số tiền có thể gây thiệt hại gần 1 tỷ đồng qua mạng.
Liên quan đến vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nhơn Trạch bị mất số tiền rất lớn trong tài khoản, ngày 9/4, thông tin tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ 15, Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Quang, Giám đốc Công an tỉnh cho biết, vụ mất hơn 171 tỷ đồng ở huyện Nhơn Trạch, đối tượng dùng thủ đoạn quá cũ nhưng người trong cuộc không cập nhật.
Các đối tượng lừa đảo là tìm “con mồi” thông qua các ứng dụng hẹn hò trực tuyến được nhiều người sử dụng như: Tinder, EzMatch, Litmatch, Hullo... và tạo các tài khoản với thông tin giả mạo rồi tìm cách làm quen với những “con mồi tiềm năng”. Sau khi kết bạn và tạo được mức độ tin tưởng, các đối tượng sẽ chuyển cuộc trò chuyện sang chủ đề tài chính, khuyến khích nạn nhân tham gia vào đầu tư tài chính đầy hấp dẫn. Thậm chí, đối tượng còn cho nạn nhân vào tài khoản của đối tượng để nạn nhân nhìn thấy lợi nhuận, sau đó tự đề nghị cùng tham gia đầu tư.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác nhận có hơn 5.000 người Ấn Độ "sập bẫy" tại Campuchia và bị ép thực hiện các hành vi lừa đảo qua mạng đối với người dân ở quê nhà Ấn Độ.
Trong những năm qua, thương mại điện tử Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng, là kênh mua sắm trực tuyến hàng đầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh các tiện ích đem lại thì ngày càng xuất hiện nhiều hành vi kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên các sàn thương mại điện tử.
Ngày 23/10, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: Chủ động phối hợp các cơ quan trong, ngoài tỉnh, Công an huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa vừa bắt giữ ổ nhóm chuyên lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng bằng hình thức bán các “bùa ngải”, đồ vật tâm linh do Lê Tất Đạt, sinh năm 1996 ở thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình cầm đầu.
Thời gian gần đây, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Quảng Ninh nhận được đơn tố giác tội phạm của công dân trên địa bàn tỉnh, về việc bị các đối tượng lừa đảo giả danh cơ quan công an yêu cầu cài ứng dụng có logo giả mạo Bộ Công an để truy cập danh bạ, đánh cắp tin nhắn chứa mã OTP nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng thông qua giao dịch bằng phương thức internet banking.
Lợi dụng việc mã QR phải quét bằng điện thoại, nhiều kẻ xấu đã thực hiện chiêu trò dụ người dùng cài đặt ứng dụng chứa mã độc, từ đó có thể “nằm vùng” như một gián điệp, thu thập thông tin, điều khiển ứng dụng ngân hàng, đánh cắp tài khoản, mật khẩu, mã OTP của nạn nhân để thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền.
Kẻ lừa đảo tạo một hồ sơ giả mạo, sử dụng hình ảnh đánh cắp của người khác với ngoại hình đẹp và lôi cuốn, sau đó sử dụng các chiêu trò lừa đảo để thu hút sự quan tâm của nạn nhân.
Hiện nay, tại một số địa phương tiếp tục xuất hiện tình trạng giả mạo Fanpage Facebook của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng tiếp nhận khá nhiều trường hợp người dân đến trình báo về việc bị lừa đảo qua mạng xã hội. Mặc dù đây không phải là thủ đoạn lừa đảo mới và đã diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương khác trong thời gian qua, nhưng nhiều trường hợp người dân do nhận thức cảnh giác chưa cao cho nên vẫn bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây nên những bất ổn về an ninh xã hội.
Theo thông tin từ Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm công nghệ cao Công an tỉnh Bắc Giang, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện hành vi lừa đảo qua mạng mới. Đối tượng lừa đảo lấy hình ảnh đại diện từ Zalo, Facebook của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương để lập tài khoản Zalo, Facebook mạo danh.
Ngày 15-12, thông tin từ công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, các đơn vị nghiệp vụ thuộc công an tỉnh này phối hợp Cục kỹ thuật nghiệp vụ - Bộ Công an và Công an TP Hồ Chí Minh vừa triệt phá chuyên án, bắt giữ một đối tượng người Việt Nam trong đường dây lừa đảo qua mạng chiếm đoạt gần 400 tỷ đồng.