Nhà trắng ngày 26/4 thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc trao đổi "rất hiệu quả" trước lễ tang của Giáo hoàng Francis tại Vatican, Rome, Italia.
Ngày 23/4 (theo giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Nga đã đồng ý một thỏa thuận để chấm dứt xung đột ở Ukraine, trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hiện chưa thay đổi lập trường.
Ngày 23/4, Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết, các nước châu Âu cho rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine phải bao gồm "toàn vẹn lãnh thổ" của Ukraine.
Ngày 21/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông báo, nước này sẽ tiến hành các cuộc thảo luận với Anh, Pháp và Mỹ tại London vào ngày 23/4 tới về chấm dứt xung đột tại Ukraine.
Ngày 19/4, Bộ Quốc phòng Nga công bố Nga và Ukraine đã tiến hành cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn nhất kể từ khi xung đột nổ ra cách đây hơn ba năm, với mỗi bên trao trả 246 tù binh chiến tranh.
Ngày 18/4 (theo giờ địa phương), chính quyền của Tổng thống Donald Trump tuyên bố Washington có thể từ bỏ hoàn toàn vai trò trung gian nếu tiến trình đàm phán nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine không đạt được bước tiến rõ rệt trong những ngày tới.
Theo giới chức quân sự, lực lượng gìn giữ hòa bình nhiều khả năng sẽ không đóng tại khu vực biên giới Ukraine-Nga mà sẽ được bố trí cách xa đường ranh giới ngừng bắn, thậm chí ngoài lãnh thổ Ukraine.
Ngày 8/4 (giờ New York), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức phiên họp để nghe báo cáo về các diễn biến mới nhất liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine.
Ngày 31/3 , Ngoại trưởng các nước Anh, Đức, Pháp, Italia, Ba Lan, Tây Ban Nha và Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) đã ra tuyên bố chung, khẳng định lập trường thống nhất trong việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga vẫn tiếp diễn.
Ngày 27/3, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ phân tích lập trường của Nga liên quan việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Moskva trong khuôn khổ thỏa thuận chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhất trí duy trì các lệnh trừng phạt đối với Nga đồng thời xem xét siết chặt hơn nữa các biện pháp này cho đến khi xung đột tại Ukraine chấm dứt.
Ngày 26/3, Nga và Ukraine đã cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận do Mỹ làm trung gian, theo đó Moskva và Kiev sẽ ngừng các cuộc tấn công vào các địa điểm ở Biển Đen và các cơ sở năng lượng.
Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận về an toàn hàng hải ở Biển Đen và khôi phục xuất khẩu nông sản của Nga. Đây là một trong những nội dung được Điện Kremlin đề cập trong tuyên bố ngày 25/3, một ngày sau cuộc đàm phán cấp chuyên gia Nga-Mỹ tại Riyadh.
Ngày 24/3, phái đoàn Nga và Mỹ đã bắt đầu cuộc đàm phán kín tại khách sạn The Ritz-Carlton, thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, nhằm thảo luận về giải pháp cho cuộc xung đột tại Ukraine và sáng kiến Biển Đen.
Mỹ hy vọng Nga-Ukraine sẽ đạt được một lệnh ngừng bắn trên diện rộng vào ngày 20/4, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có các cuộc thảo luận riêng rẽ với những người đồng cấp Nga và Ukraine.
Ngày 18/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã tiến hành điện đàm với thời gian khoảng 2 giờ, trong đó tập trung trao đổi quan điểm về cách thức cải thiện quan hệ song phương và đưa ra các giải pháp từng bước giúp giải quyết cuộc xung đột Ukraine.
Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nga và Mỹ đều bày tỏ tin tưởng kết quả của cuộc điện đàm sẽ giúp tiến gần hơn việc chấm dứt xung đột.
Ngày 18/3, trả lời báo chí, ông Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin tuyên bố, cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump sẽ diễn ra hôm nay từ 16 đến 18 giờ theo giờ Moskva (tức 20 đến 22 giờ Hà Nội).
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết, nước này sẽ yêu cầu các bảo đảm an ninh cụ thể từ Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) như một phần của bất kỳ thỏa thuận nào nhằm giải quyết xung đột với Ukraine.
Theo The Times, hơn 35 quốc gia đã đồng ý cung cấp vũ khí, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật và tình báo cho "sứ mệnh châu Âu tiềm năng" - gìn giữ hòa bình tại Ukraine.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ Marco Rubio đã điện đàm thảo luận về giai đoạn tiếp theo trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Litva cho biết, Litva có thể xem xét lại lệnh cấm vũ khí hủy diệt hàng loạt để lưu trữ vũ khí hạt nhân của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại nước này.
Ngày 15/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký sắc lệnh về thành phần phái đoàn có nhiệm vụ tiếp xúc với các đối tác quốc tế về các nỗ lực hòa bình.
Theo thông báo của Phủ Thổng thống Pháp, chiều 11/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc họp với Tổng tham mưu trưởng quân đội từ 30 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cùng với Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác như Australia, New Zealand và Nhật Bản.