Ngày 22/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kiev sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Nga, nhưng chỉ sau khi một lệnh ngừng bắn được thiết lập. Ông nhấn mạnh các cuộc đối thoại về hòa bình sẽ chỉ diễn ra khi giao tranh dừng lại.
Trước những tín hiệu phong tỏa hàng hải từ phương Tây, Nga phát đi thông điệp cứng rắn về năng lực phòng thủ trên biển và quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Phát biểu sau cuộc hội đàm với Tổng thống Zelensky, ông Rutte cho rằng, nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy ngừng bắn và hòa bình lâu dài tại Ukraine là "không dễ dàng."
Ngày 10/4, khoảng 30 bộ trưởng quốc phòng các quốc gia, chủ yếu thuộc châu Âu, đã nhóm họp tại trụ sở NATO ở Brussels để thảo luận kế hoạch lực lượng tự nguyện bảo đảm an ninh cho Ukraine trong trường hợp đạt được lệnh ngừng bắn với Nga. Tuy nhiên, nhiều khúc mắc đã được nhiều quốc gia chỉ ra.
Trước cuộc họp với bộ trưởng ngoại giao các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại Brussels (Bỉ), Tổng Thư ký NATO Mark Rutte tuyên bố rằng, những cam kết liên tục của Mỹ với NATO vẫn là nền tảng của an ninh châu Âu. Mặc dù còn tồn tại những hoài nghi trong quan hệ nhiều lúc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” giữa các đồng minh trong NATO, song bên cạnh nỗ lực tăng cường tự chủ chiến lược, châu Âu tiếp tục đánh giá cao vai trò quan trọng của Mỹ đối với an ninh khu vực.
Tân Thủ tướng Canada Mark Carney mở màn nhiệm kỳ bằng chuyến công du Pháp và Anh, phớt lờ Mỹ – láng giềng quyền lực và đối tác kinh tế số một. Động thái này không chỉ là cú đáp trả nhẹ nhàng sau lời nói nửa đùa nửa thật của ông Trump về việc “nhận Canada làm bang mới”, mà còn đặt ra câu hỏi: Phương Tây đang siết chặt hàng ngũ để chuẩn bị cho một tương lai không còn Mỹ dẫn dắt?
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết, nước này sẽ yêu cầu các bảo đảm an ninh cụ thể từ Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) như một phần của bất kỳ thỏa thuận nào nhằm giải quyết xung đột với Ukraine.
Theo The Times, hơn 35 quốc gia đã đồng ý cung cấp vũ khí, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật và tình báo cho "sứ mệnh châu Âu tiềm năng" - gìn giữ hòa bình tại Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Litva cho biết, Litva có thể xem xét lại lệnh cấm vũ khí hủy diệt hàng loạt để lưu trữ vũ khí hạt nhân của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại nước này.
Theo thông báo của Phủ Thổng thống Pháp, chiều 11/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc họp với Tổng tham mưu trưởng quân đội từ 30 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cùng với Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác như Australia, New Zealand và Nhật Bản.
Anh và Na Uy tăng cường viện trợ cho Ukraine, trong đó Anh cung cấp drone tấn công không người lái do Mỹ sản xuất, còn Na Uy cam kết tăng gấp đôi viện trợ lên 7,8 tỷ USD/năm từ 2025.
Châu Âu không thể mãi đặt cược an ninh của mình vào Mỹ – đó là thông điệp mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa nhấn mạnh khi đề cập đến chiến lược răn đe hạt nhân. Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, liệu Pháp có sẵn sàng đối thoại với các đồng minh về vai trò của mình trong việc bảo vệ "lục địa già"?
Ngày 15/2, Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) Jasem Albudaiwi đã gặp Chủ tịch Ủy ban Quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Đô đốc Giuseppe Cavo Dragone, bên lề Hội nghị an ninh Munich lần thứ 61 tại Đức.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhất trí hành động để củng cố khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa, bằng cách tăng chi tiêu quốc phòng và lấp đầy “khoảng trống” về năng lực quân sự. Kết quả này đạt được tại hội nghị thượng đỉnh không chính thức của EU thảo luận về tương lai phòng thủ của Lục địa Già, diễn ra tại Brussels (Bỉ) ngày 3/2. Cùng với các nhà lãnh đạo 27 thành viên EU, Tổng Thư ký NATO và Thủ tướng Anh tham dự hội nghị.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 13/1 có bài phát biểu cuối cùng trước khi mãn nhiệm về chính sách đối ngoại của Mỹ, trong đó nêu bật những thành tựu ngoại giao nổi bật và là chiến thắng của nước Mỹ trong nỗ lực cạnh tranh toàn cầu. Trong đó, ông Biden đặc biệt nhấn mạnh về kết quả củng cố các mối quan hệ đồng minh và đối tác ở châu Á.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO cho rằng, các quốc gia thành viên có thể phải chi 3,7% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng để đáp ứng mục tiêu mới của khối về năng lực quân sự.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte ngày 5/12 (giờ địa phương) đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để thảo luận về các biện pháp hỗ trợ phòng không và cung cấp đạn dược.
Tổng Thư ký NATO cho biết, căn cứ tại Redzikowo sẽ nâng cao đáng kể khả năng phòng thủ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trước các mối đe dọa ngày càng tăng của tên lửa đạn đạo từ bên ngoài khu vực châu Âu-Đại Tây Dương.
Ngày 24/10, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố không thể mời Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào lúc này, bác bỏ yêu cầu mà Tổng thống Zelensky đưa ra trong kế hoạch chấm dứt xung đột.
Ngày 23/10, một vụ tấn công nghiêm trọng đã xảy ra tại trụ sở của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TUSAS) gần thủ đô Ankara, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 14 người bị thương.
Bà Kamala Harris kêu gọi người dân Mỹ đoàn kết và thống nhất, đồng thời cho rằng cuộc bầu cử sắp tới là “một cơ hội quý giá để vạch ra một con đường mới phía trước” cho tương lai nước Mỹ.
Ngày 15/8, Lầu năm góc cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt kế hoạch bán 600 tên lửa phòng không Patriot cho Đức với giá trị ước tính khoảng 5 tỷ USD.
Hàn Quốc và NATO đã ký một thỏa thuận về quy trình công nhận lẫn nhau đối với chứng nhận đủ điều kiện bay quân sự, đây là thỏa thuận chính thức đầu tiên của NATO với một quốc gia châu Á.
Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra Tuyên bố Washington nhân kỷ niệm 75 năm thành lập khối đồng minh quân sự xuyên đại dương. Trong tuyên bố chung 38 điểm, các nước NATO khẳng định củng cố đoàn kết, nhấn mạnh NATO tiếp tục là diễn đàn xuyên Đại Tây Dương quan trọng và không thể thiếu trong tham vấn, phối hợp và hành động trước mọi vấn đề liên quan an ninh tập thể và của mỗi thành viên.
Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại Washington (Mỹ) từ ngày 9 đến 11/7. Ngoài lãnh đạo các nước thành viên, đại diện của 35 quốc gia đối tác với NATO được mời tham dự. Đây cũng là lần thứ 3 liên tiếp, kỳ hội nghị thượng đỉnh của NATO có khách mời từ các nước trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Chương trình nghị sự của hội nghị tập trung thảo luận về tăng cường khả năng răn đe và phòng thủ, cũng như hỗ trợ Ukraine.