Sáng 5/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ dịp 30/4 và 1/5 (từ ngày 30/4 đến 4/5), ngành du lịch tỉnh đón hơn 112.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm, sử dụng dịch vụ du lịch.
Những ngày Tết cận kề, nhiều điểm tham quan vườn quýt hồng tại các huyện Lai Vung, Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp vẫn thu hút khá đông du khách. Ngoài chụp ảnh tham quan, du khách còn mua quýt (tự hái) mang về làm quà tặng, trưng Tết.
Tính đến nay, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã phát triển được 46 sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đạt từ 3 đến 4 sao. Các sản phẩm chủ yếu thuộc các nhóm ngành như gạo, sen, trái cây, thủy sản, các đặc sản ẩm thực của địa phương. Đây là một trong những kết quả đáng trân trọng của huyện Tháp Mười trong quá trình thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, kết hợp xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông, đặc biệt là chương trình phát triển du lịch gắn với phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân, đến tối 19/5, Lễ hội Sen Đồng Tháp vẫn thu hút rất đông du khách tìm đến tham quan, mua sắm. Sự kiện mang đến nét đặc trưng riêng của văn hóa vùng sông nước miền Tây Nam Bộ.
Liên tiếp 2 năm trước, mùa bông ô môi đến rồi đi rất nhanh. Năm nay, sắc đỏ hồng dịu dàng ấy lại trổ khắp các địa phương ở Tây Nam Bộ, nhiều nhất là ở Đồng Tháp.
Chúng tôi trở lại Đình Định Yên, xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp vào đêm Rằm tháng 8. Giữa không gian mênh mông sông nước, bất giác điệu hò Đồng Tháp cất lên, chợt thấy xao xuyến trong lòng.
Ngoài phần lễ, phần hội còn diễn ra với nhiều hoạt động đậm chất dân gian. Năm nay cũng là lần đầu tiên phiên chợ quê được tổ chức tại Gò Tháp dịp lễ hội.
Đây là năm thứ 2 lễ hội xoài diễn ra tại Đồng Tháp và là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức quy mô cấp tỉnh, với chủ đề “Xoài Đồng Tháp - Nâng tầm vị thế”.
Lễ hội xoài khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của chính quyền, bà con trong việc thay đổi tư duy sản xuất và tăng cường hợp tác, liên kết tiêu thụ để mùa xoài những năm sau luôn rộn rã những mùa vui.
Người làm du lịch cần loại bỏ suy nghĩ tự hài lòng với chính mình. Phát triển du lịch không chỉ mang lại lợi ích cho nông dân mà còn là lòng tự hào quảng bá hình ảnh quê hương, xứ sở.
Lễ hội Hòa Bình sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh địa phương trở thành “Thành phố lễ hội” trong những năm tiếp theo, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Đồng Tháp.
Các hoạt động tại lễ hội sẽ là những điểm nhấn, những kỷ niệm, ấn tượng tốt đẹp mà thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp muốn dành cho người dân địa phương, du khách gần xa trong dịp Tết đến, Xuân về.
Những ngày đầu năm 2023, tại huyện Lai Vung lần đầu tiên diễn ra Lễ hội Quýt hồng; cùng với đó, tại thành phố Sa Đéc cũng diễn ra Lễ hội Hoa Xuân. Hai chuỗi sự kiện hứa hẹn mang đến nhiều hấp dẫn cho du khách.
So với nhiều địa phương trong tỉnh Đồng Tháp, loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp ở Tháp Mười khởi sự từ khá sớm. Loại hình du lịch này gắn với phát huy giá trị cây sen đã bắt đầu hình thành và phát triển từ năm 2013.
Những năm gần đây, du lịch nông thôn được nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đẩy mạnh phát triển theo hướng quan tâm đầu tư, xúc tiến thương mại nhằm quảng bá hình ảnh thiên nhiên, con người, ngành nghề và những sản vật của địa phương... Du lịch nông thôn được nhiều địa phương xem là "mỏ vàng" trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nông nghiệp trọng điểm của đất nước với hệ sinh thái mang nét đặc trưng của sông, kênh, rạch chằng chịt. Phát huy lợi thế, tiềm năng này, nhiều địa phương chuyển hướng phát triển du lịch nông nghiệp thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao thu nhập; bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của cư dân miền sông nước.
Trong khuôn khổ hội thảo Tre Thế giới lần thứ IV, ngày 21/9, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cùng đoàn chuyên gia đã đến trồng tre lưu niệm tại bộ sưu tập tre Việt Nam và tham quan vườn xoài, đồng sen tại Đồng Tháp.