Hệ thống cảng nước sâu Sơn Dương-Vũng Áng đủ sức tiếp nhận tàu có trọng tải 200.000 DWT.

Phát triển hạ tầng giao thông ở Bắc Trung Bộ

Với vị trí trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, Nghệ An và Hà Tĩnh là điểm trung chuyển hàng hóa với Lào, đông bắc Thái Lan qua các cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh), Thanh Thủy, Nậm Cắn (tỉnh Nghệ An). Những năm gần đây, các tỉnh này tập trung đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông khá đồng bộ, thông suốt, góp phần thúc đẩy kinh tế vùng, mở ra cơ hội phát triển mới cho địa phương, khu vực.
Được bàn giao mặt bằng thi công, cầu vượt đường sắt Diễn Phúc dự kiến thông xe kỹ thuật vào dịp 30/4/2025.

Sớm bàn giao mặt bằng dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 7

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7 đoạn Km0-Km36 và xử lý sụt trượt do bão lũ đoạn Khe Thơi-Nậm Cắn, tỉnh Nghệ An (Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7) được khởi công từ tháng 9/2022, dự kiến hoàn thành trước ngày 31/12/2023. Tuy nhiên, sau nhiều lần “dời” ngày về đích do vướng mặt bằng, đến nay, trên tuyến vẫn ngổn ngang những “ổ trâu, ổ voi”… gây mất an toàn giao thông, thậm chí dự án có nguy cơ bị cắt vốn, bàn giao nguyên trạng về địa phương.
Người dân làm thủ tục qua cửa khẩu phụ Thông Thụ-Nậm Táy.

Thông thương qua cửa khẩu phụ: Cơ hội mới cho vùng biên Nghệ An

Cơ hội mới cho vùng biên Nghệ An khi từ ngày 20/2, các cặp đôi cửa khẩu phụ là Thông Thụ-Nậm Táy ở huyện Quế Phong và Thanh Thủy-Nậm On ở huyện Thanh Chương đã chính thức cho phép người, phương tiện và hàng hóa qua lại. Để bảo đảm an ninh trật tự, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, các lực lượng chức năng tại đây đã nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Thành điểm tựa cho người dân phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống.

Điểm tựa vững chắc cho người dân phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống

Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Thành (Nghệ An), đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sống thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi. Những nỗ lực này không chỉ giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo mà còn góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Sản phẩm gừng Kỳ Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn có 2 loại, gồm gừng dé và gừng sừng trâu.

Người dân miền núi Nghệ An gặp khó khăn do gừng ế ẩm

Gừng là một trong những cây trồng chủ lực ở các xã rẻo cao của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đóng vai trò quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Cao điểm thu hoạch gừng thường diễn ra vào dịp cuối năm. Thế nhưng, tại thời điểm này, các rẫy gừng vẫn đang im lìm, nông dân thấp thỏm, ngóng chờ giá lên.
Các doanh nghiệp tìm kiếm lao động tại Ngày hội việc làm được tổ chức ngay sau dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở Khu công nghiệp VSIP Nghệ An.

Nghệ An: Tạo môi trường đầu tư “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” với mục tiêu tăng trưởng 10,5%

Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch thực hiện kịch bản tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo Nghị quyết số 25/NQ-CP của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Theo đó, tỉnh Nghệ An xây dựng kịch bản tăng trưởng từng quý, tập trung thực hiện nhiều giải pháp, phấn đấu năm nay tăng trưởng mức 10,5%.
Các doanh nghiệp tìm kiếm lao động tại Ngày hội việc làm được tổ chức ngay sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Khu công nghiệp VSIP Nghệ An.

Bài toán nhân lực ở các khu công nghiệp

Với việc thu hút gần 1,75 tỷ USD từ 15 dự án cấp mới và 14 dự án tăng vốn trong năm 2024, tỉnh Nghệ An duy trì vị trí trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Ngày xưa, cam Xã Đoài nổi tiếng là loại quả trước đây dùng để tiến vua nên thường được gọi là cam tiến vua.

Giá một quả cam Xã Đoài... bằng cả yến lúa

Một quả cam Xã Đoài được các nhà vườn ở xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An bán ra thị trường Tết với giá khoảng 80 nghìn đồng; thậm chí, có thời điểm còn lên đến 100 nghìn đồng. Dù giá cao nhưng cam Xã Đoài vẫn luôn đắt khách, nhiều lúc không đủ để bán. Thời điểm này, các nhà vườn đang chăm sóc, nâng niu từng quả một, bởi nếu so với lúa, một quả cam Xã Đoài đắt ngang ngửa với một yến lúa.
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 25, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa 18.

Nghệ An đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 9,5-10,5%

Chiều 6/12, sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, dân chủ, xem xét nhiều nội dung, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đã quyết định thông qua 47 nghị quyết chuyên đề trên các lĩnh vực, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương trong năm 2025 và các năm tiếp theo. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An tán thành với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2025 từ 9,5-10,5% của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đề xuất.
Nhờ vốn vay ưu đãi mà gia đình bà Lê Thị Thanh đã phát triển được trang trại gà 3.000 con/lứa cho thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm.

Nguồn vốn ưu đãi tiếp sức cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thanh Chương

Những năm qua, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, nhất là hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp cận để phát triển kinh tế, từ đó làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.
Đàn gà của gia đình bà Xỉnh do Đồn Biên phòng Phúc Sơn hỗ trợ phát triển tốt.

Những mô hình giúp đồng bào dân tộc thiểu số Nghệ An thoát nghèo bền vững

Trăn trở với nỗi niềm mong muốn thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới Nghệ An, Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào thực hiện hiệu quả nhiều mô hình phát triển kinh tế đa dạng. Qua đó, không chỉ giúp đồng bào giảm bớt khó khăn, vươn lên thoát nghèo mà còn yên tâm bám bản, cùng Bộ đội Biên phòng xây dựng bản làng, biên cương ngày càng vững chắc.
Anh Vũ Văn Cử chăm sóc bầy chồn hương.

Lợi nhuận cao từ mô hình nuôi chồn hương sinh sản ở Nghệ An

Trong những năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại xã Xuân Lam, từ 25 cá thể chồn hương ban đầu, sau gần 5 năm chăn nuôi, gia đình anh Vũ Văn Cử đang sở hữu hai trang trại chồn hương với hàng trăm cá thể. Không chỉ cung cấp con giống trên địa bàn tỉnh, trang trại còn là địa chỉ cung cấp con giống cho nông dân nhiều địa phương trong cả nước.
Hơn 6,43 triệu cổ phiếu CTCP Vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh chính thức niêm yết trên HNX

Hơn 6,43 triệu cổ phiếu CTCP Vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh chính thức niêm yết trên HNX

Hôm nay, 8/10, 6.432.453 cổ phiếu CTCP Vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh chính thức được đưa vào niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội với mã chứng khoán PTX; giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 16.700 đồng/cổ phiếu. Đây là doanh nghiệp thứ 311 niêm yết tại HNX và PTX là mã chứng khoán đầu tiên lên sàn niêm yết tại HNX trong năm 2024.
Máy gặt hoạt động hết công suất thu hoạch lúa hè thu chạy bão ở huyện Nam Đàn.

Nông dân Nghệ An cấp tập thu hoạch lúa, rau màu “chạy” bão số 3

Bão số 3 được dự báo là cơn bão mạnh cấp 14, giật cấp 17, khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão và hoàn lưu bão số 3 gây ra, nông dân Nghệ An đang khẩn trương thu hoạch lúa, hoa màu… với phương châm “xanh nhà hơn già đồng", để hạn chế thấp nhất thiệt hại khi bão đổ bộ vào.
back to top