Phim trường số mở ra cơ hội để sinh viên trải nghiệm một dự án điện ảnh.

Phim trường số - Nơi sinh viên hiện thực hóa giấc mơ điện ảnh

Ngành điện ảnh đang có bước chuyển mình mạnh mẽ khi công nghệ số không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn là nền tảng cho sáng tạo và đào tạo. Một trong những minh chứng cho điều này là sự hình thành mô hình Phim trường số tại Thái Nguyên - nơi được ví như "xưởng sáng tạo mở", trao cơ hội cho sinh viên viết nên giấc mơ điện ảnh.
Các đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: M.H)

Khai mạc Triển lãm “Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975 trong Điện ảnh”

Tối 26/4, tại đường đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1, Viện Phim Việt Nam phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Triển lãm “Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975 trong Điện ảnh”. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoàng Nam: Hành trình từ Youtuber đến Đạo diễn phim điện ảnh

Hoàng Nam: Hành trình từ Youtuber đến Đạo diễn phim điện ảnh

Từ đam mê với điện ảnh thuở nhỏ, đạo diễn Hoàng Nam đã nuôi dưỡng khát vọng đưa văn hóa Việt Nam vào từng thước phim. Là một Youtuber tay ngang, anh không ngừng tìm kiếm cơ hội để thể hiện bản thân, và hành trình này bắt đầu bằng việc thực hiện một bộ phim đầy mạo hiểm mang tên Đèn Âm Hồn.
Cảnh trong phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.

Phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" - Kể lịch sử một cách lay động, chân thực

Những ngày đầu tháng 4/2025, thị trường điện ảnh Việt Nam ghi nhận sức hút của phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” (biên kịch và đạo diễn Bùi Thạc Chuyên). Những phòng chiếu kín chỗ, các cuộc thảo luận trên mọi kênh thông tin, và cả những giọt dòng nước mắt lặng lẽ trong rạp... đã chứng tỏ khán giả luôn nặng lòng với những câu chuyện lịch sử, nếu được kể một cách lay động, chân thực.
Giới thiệu về nội dung các bộ phim trình chiếu tại Tuần lễ phim Iran 2025. (Nguồn: Đại sứ quán Iran tại Việt Nam)

Tuần lễ phim Iran tại Hà Nội

Năm bộ phim nổi tiếng của Iran được lựa chọn giới thiệu tại Tuần lễ phim Iran 2025 diễn ra từ ngày 11-15/4 có chủ đề về tình yêu, gia đình và đấu tranh cá nhân. Những bộ phim này không chỉ mang đến cho khán giả góc nhìn độc đáo về văn hóa và xã hội Iran mà đây còn là sự kiện nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Iran.
Đông đảo các nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà làm phim... tham dự. (Ảnh: VFDA)

Tìm giải pháp hợp tác phát triển điện ảnh Việt Nam–Hoa Kỳ

Ngày 11/3, tại Boston (theo giờ Mỹ), Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) phối hợp với Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF), Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc và Đại học Harvard tổ chức Bàn tròn tại Đại học Harvard, với chủ đề "Hợp tác phát triển điện ảnh Việt Nam - Hoa Kỳ trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo và Cách mạng công nghiệp 4.0".
Các nghệ sĩ tại lễ bế mạc Liên hoan phim quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần 1-năm 2024. (Ảnh Sở Văn hóa và Thể thao thành phố)

Hướng đến thành phố sáng tạo

Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực triển khai thực hiện đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa; trong đó, điện ảnh được kỳ vọng sẽ tạo ra một định hình mới về văn hóa sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn và khẳng định thành phố là một điểm đến đầy cảm hứng của khu vực.
Tiết mục “Ðế kiếm đu dây” từng đoạt giải quốc tế của nghệ sĩ trẻ Liên đoàn Xiếc Việt Nam. (Ảnh TT)

Đầu tư đào tạo nhân lực trẻ tài năng trong văn hóa, nghệ thuật

Hình thành trên cơ sở năng khiếu và khả năng cá nhân, đồng thời được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp, các tài năng mới có thể thăng hoa, tỏa sáng. Ở Việt Nam, trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, việc phát hiện, đào tạo nhân lực tài năng trẻ đang gặp nhiều khó khăn, được ví như “đãi cát tìm vàng”, luôn đối mặt nguy cơ đứt nguồn, thiếu hụt.
Thứ trưởng Tạ Quang Đông phát biểu tại buổi họp báo trước thềm Liên hoan phim. (Ảnh: NAM NGUYỄN)

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024: Điểm hẹn điện ảnh

Ngày 7/11 tới, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội chính thức khai mạc với hàng trăm buổi chiếu phim trải khắp trên địa bàn thành phố Hà Nội, với sự góp mặt của đông đảo nghệ sĩ, nhà làm phim, nhà sản xuất trong nước và quốc tế, cũng như những cơ hội mới để trải nghiệm, tiếp cận và khám phá điện ảnh thế giới.
Một đoàn làm phim đang thực hiện các cảnh quay tại Đà Lạt. Đây là địa phương có nhiều chính sách ưu đãi, mời gọi các đoàn làm phim tìm đến.

Phát huy sức mạnh mềm văn hóa của đất nước

Quảng bá đất nước qua điện ảnh cần phải được xác định là nhiệm vụ của các cơ quan, ban, ngành có liên quan, sự chủ động của các địa phương, và không thể thiếu vai trò điều hành của Nhà nước. Đồng thời, các cơ quan quản lý cũng cần thay đổi mạnh mẽ tư duy, cách thức triển khai thì mới đạt được kết quả như kỳ vọng.

Quang cảnh hội thảo.

Phát triển điện ảnh gắn với thể thao và du lịch

Ngày 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định tổ chức hội thảo “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao: Kiến tạo tương lai - đường dài chung bước”. Đây là diễn đàn, nhịp cầu nối để các doanh nghiệp, nhà quản lý và những người làm điện ảnh, du lịch, thể thao gặp gỡ, nhìn nhận toàn diện, sâu sắc hơn về tiềm năng, thế mạnh, kỳ vọng phát triển du lịch.
Pattaya - Điểm đến yêu thích của các du khách quốc tế khi tới Thái Lan. (Ảnh: XUÂN SƠN)

Thái Lan và mục tiêu trở thành trung tâm điện ảnh khu vực

Pattaya thuộc tỉnh Chon Buri, nằm ở phía đông Vịnh Thái Lan, từ lâu nổi tiếng toàn thế giới là một trong những khu nghỉ mát ven biển hàng đầu của Thái Lan. Cùng những ưu đãi sẵn có từ thiên nhiên, chính quyền Thái Lan đang thúc đẩy hàng loạt chính sách để biến Pattaya trở thành “thành phố điện ảnh”, góp phần đẩy mạnh hơn chiến lược phát triển các “quyền lực mềm” của đất nước.
Buổi chiếu phim ngoài trời thu hút đông đảo khán giả. (Ảnh ANH VŨ)

Tạo lập hệ sinh thái điện ảnh

Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng với chủ đề “Nhịp cầu châu Á” tổ chức tại thành phố Đà Nẵng vừa khép lại. Cùng với các giải thưởng, nhiều hoạt động được đánh giá cao, như: Chiếu phim tại rạp và ngoài trời phục vụ nhân dân; giao lưu với các đoàn làm phim, nghệ sĩ; chuỗi hội thảo, tọa đàm quốc tế…
Một cảnh trong phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh". (Ảnh internet)

Hồng Kông (Trung Quốc) tài trợ 8 dự án phim cho các nước châu Á

Mới đây, trong buổi gặp gỡ công bố chương trình tài trợ hợp tác làm phim giữa các nhà làm phim Hồng Kông (Trung Quốc) với các nhà làm phim Việt Nam, ông Gary Mak, đại diện Cơ quan Phát triển ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo Hồng Kông(CCIDA) cho biết, Hồng Kông mong muốn trao đổi hợp tác sản xuất phim ảnh với các đối tác châu Á, trong đó có Việt Nam.