Ngày 15/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tổng kết dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Hội thảo đã thu hút đông đảo đại biểu là nông dân của các tỉnh, thành phố tham dự dự án cùng các nhà quản lý, các chuyên gia nông nghiệp tham dự.
Nhằm xây dựng nền nông nghiệp bền vững, có trách nhiệm, theo hướng tuần hoàn và tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030 nâng tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ lên ít nhất 30%; nâng công suất sản xuất phân bón hữu cơ của các cơ sở sản xuất đủ điều kiện lên 5 triệu tấn/năm.
Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ hoan nghênh thỏa thuận tài chính đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), coi đây là bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống tình trạng nóng lên toàn cầu.
Nghiên cứu mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển giảm 17% vào năm 2070 theo kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức cao, thậm chí tăng lên 41% vào năm 2100.
Ngày 30/10, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh tổ chức toạ đàm “Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp”. Hơn 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo, các nhà quản lý, nhà khoa học từ các bộ, ngành và nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giảm phát thải .
Ở nước ta, lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn quốc, tập trung chủ yếu trong hai lĩnh vực là trồng lúa nước và chăn nuôi. Vì vậy, cùng với cả nước, giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp đang là định hướng lớn mà tỉnh Quảng Bình thực hiện bằng những giải pháp, cách làm và mô hình phù hợp.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ sản xuất lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng quy hoạch trồng lúa chất lượng cao, các dự án sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính…
Nhiều doanh nghiệp, các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã chú trọng phát triển các chiến lược xanh, tạo nên một xu thế chuyển đổi xanh trong cộng đồng, khởi động cho thị trường tín chỉ carbon mạnh trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi tham gia thị trường carbon.
Các quan chức Nhật Bản, Australia và các nước ASEAN dự kiến sẽ thông qua một tuyên bố chung giải quyết thách thức trong 3 lĩnh vực: điện, giao thông vận tải và công nghiệp.
Ngày 5/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang triển khai thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, giảm phát thải khí nhà kính gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2030.
Sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải chính là xu thế tất yếu được các doanh nghiệp vận dụng trong sản xuất, kinh doanh, tạo động lực cho đổi mới sáng tạo, cải thiện năng suất lao động. Ðây cũng là yếu tố góp phần cùng chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và các cấp quản lý thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.
Lần đầu tiên và bắt đầu từ năm 2023, Quảng Bình cùng 5 tỉnh Bắc Trung Bộ nhận được nguồn tiền từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng để tạo thêm nguồn kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân sống gắn bó với rừng.
Tiếp tục các hoạt động của Thủ tướng tại Các Tiểu vương Quốc Ả rập Thống nhất, Chiều 2/12 theo giờ địa phương, tại thành phố Dubai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị COP28. Thủ tướng kêu gọi toàn cầu đoàn kết, chung tay vì sự phát triển thịnh vượng của cả nhân loại.
Sáng 29-6, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023. Các chuyên gia đề nghị, Việt Nam cần đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu, phát triển công nghệ năng lượng tái tạo, công nghệ môi trường...
AFP dẫn lời một quan chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết, khối này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận thương mại với Mỹ để EU có thể tiếp cận các lợi ích từ Đạo luật giảm lạm phát (IRA) - một kế hoạch quy mô lớn của Washington nhằm giảm phát thải khí nhà kính.
Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ được phép rót thêm tiền vào các dự án xanh trong lĩnh vực khí hậu, năng lượng và môi trường, tuy nhiên viện trợ nhà nước đối với lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch sẽ đối diện với nhiều rào cản.
Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm Mỹ Lawrence Berkeley và Đại học California cho thấy, tàu hỏa chạy bằng pin có thể tiết kiệm chi phí, không gây ô nhiễm không khí và có thể sớm đưa ngành đường sắt thành ngành không phát thải.
Ngày 6/11, nước chủ nhà Anh cho biết, dự kiến có 45 quốc gia sẽ cam kết đẩy mạnh bảo vệ thiên nhiên và đại tu nông nghiệp để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong ngày làm việc hôm nay tại Hội nghị Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26).
Ngày 21/10, Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ cho biết, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) nhằm thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu cắt giảm mạnh khí thải để chống lại sự nóng lên toàn cầu.
Diễn đàn Quốc tế "Tuần lễ Năng lượng Nga" (REW) sẽ được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 10 tại Trung tâm triển lãm "Manezh" ở thủ đô Moscow. Tại diễn đàn, các chuyên gia sẽ thảo luận vấn đề chuyển đổi và phát triển thị trường năng lượng thế giới.
Giải nhất thuộc về Tập đoàn ThaiBinh Seed với giải thưởng trị giá 750 nghìn USD; Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ An Đình đoạt Giải nhì với phần thưởng 400 nghìn USD; Công ty cổ phần Giống cây lương thực và thực phẩm đoạt Giải ba, nhận số tiền thưởng 200 nghìn USD.
Ngày 1-6, Hạ viện Nga đã thông qua đạo luật nhằm hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đây là bước đầu tiên của Nga nhằm hướng tới quy định hạn chế phát thải carbon trong nước.
Ngày 23-4, trước xu hướng giảm khí thải trên toàn thế giới được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu do Mỹ khởi xướng, Giám đốc điều hành hãng Honda Toshihiro Mibe cho biết, công ty đang đặt mục tiêu tăng tỷ lệ xe điện (EV) và xe chạy bằng pin nhiên liệu (FCV) lên 100% tổng doanh số vào năm 2040.
Ngày 23-4, trong ngày làm việc cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi các quốc gia hợp tác với nhau trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.
Tối 22-4, theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố khai mạc Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu với sự tham gia của lãnh đạo 40 quốc gia nhằm cố gắng thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu.
Ngày 17-3, Chính phủ Anh công bố kế hoạch chi hơn 1 tỷ bảng Anh (tương đương 1,39 tỷ USD) để giúp các trường học, bệnh viện và ngành công nghiệp giảm phát thải khí nhà kính và khuyến khích phát triển các công nghệ carbon thấp.
Lượng khí thải carbon dioxide trên toàn cầu tăng nhẹ trong tháng 12-2020 so với cùng kỳ năm 2019, cho thấy mức giảm phát thải mạnh do đại dịch chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Ngày 17-7, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi tất cả các nước chuyển sang sử dụng máy điều hòa tiết kiệm năng lượng và thân thiện với khí hậu trong nỗ lực hạn chế ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu.