Tính đến tháng 4/2025, tỉnh Quảng Ngãi có tổng cộng 271 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, các huyện miền núi như Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà và Minh Long đã tích cực tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Hà Nội là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP nhất cả nước với 3.317 sản phẩm. Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao. Tuy nhiên, năm 2024, Hà Nội không có thêm sản phẩm nào được công nhận 5 sao. Có thể thấy số lượng sản phẩm 5 sao còn khá khiêm tốn do việc nâng sao cho các sản phẩm OCOP còn nhiều khó khăn.
Hà Nội hiện dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP. Ứng dụng khoa học, công nghệ không chỉ giúp nâng cao chất lượng mà còn đưa các sản phẩm OCOP từng bước vươn ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP theo các tiêu chí đánh giá vẫn còn gặp không ít khó khăn, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ và căn cơ hơn.
Tổ chức tập huấn về nông thôn mới cho gần 60 nghìn lượt cán bộ Đoàn và bạn trẻ; trồng mới hơn 82 triệu cây xanh, sửa chữa hơn 80 nghìn km đường giao thông nông thôn, triển khai gần 9 nghìn km tuyến "thắp sáng đường quê", xây mới gần 1.500 cầu; hỗ trợ vốn vay, kỹ thuật hơn 6.200 mô hình kinh tế cho thanh niên... là những kết quả nổi bật mà tuổi trẻ cả nước đã đạt được gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Măng lục trúc là sản phẩm nông nghiệp OCOP độc đáo của xã Ngọc Châu (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Từ những ngày đầu khó khăn cách đây gần 30 năm, măng lục trúc đã trở thành đặc sản, mang lại thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giảm nghèo và xây dựng thương hiệu cho vùng đất này.
Là trung tâm lớn về khoa học công nghệ, nhưng thời gian qua việc chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Thành phố đang tiến hành rà soát, điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế, nhằm ổn định cung cầu, tránh để xảy ra tình trạng phải giải cứu nông sản.
Thuận Châu là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, phương thức sản xuất có nơi còn lạc hậu, nguồn thu chủ yếu từ nông nghiệp.
Là sản phẩm tiêu biểu của làng nghề gốm Bát Tràng, các sản phẩm gốm mang thương hiệu gốm sứ Quang Vinh đã xuất khẩu thành công, có mặt tại bữa ăn của nhiều gia đình trên thế giới, khẳng định kỹ năng từ đôi tay khéo léo của nghệ nhân cùng sự bắt nhịp xu hướng của thế giới. Đặc biệt, “linh hồn” của gốm sứ Quang Vinh lại là một người phụ nữ nhẹ nhàng, khéo léo và vô cùng giản dị.
Theo Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, ngày 4/4, Bộ Công thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT về thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025. Trong đó đề ra nhiều giải pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu trong năm nay tăng trưởng GDP 8% và tăng trường 12% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ.
Nhằm giúp doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam tiêu biểu đóng trên địa bàn tỉnh Long An kết nối với thị trường toàn cầu, tìm cơ hội mở rộng đối tác, tiếp cận công nghệ mới và định hình hướng đi bền vững cho xuất khẩu, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An chỉ đạo Sở Công thương tổ chức cho 28 doanh nghiệp dự Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2025, diễn ra tại Trung tâm Hội chợ-Triển lãm Sài Gòn, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27-29/3.
Đối với mỗi người con vùng đất Đô Lương xứ Nghệ, ẩm thực quê nhà đặc trưng là một điều khiến nhiều người con xa quê luyến lưu, mong nhớ. Niềm luyến lưu đó đã khiến những người còn ở lại quê hương nỗ lực làm ra những thức quà ngon hơn, thời gian bảo quản lâu hơn để những người xa quê nhận được bớt nỗi nhớ nhung, cũng là nỗ lực để sản phẩm có cơ hội vươn cao, vươn xa hơn nữa. Bánh đa Vĩnh Đức là một sản phẩm như vậy.
Ngày 20/3, Trường đại học FPT phân hiệu Cần Thơ tổ chức buổi chuyển giao bộ kit truyền thông thuộc dự án “Hỗ trợ truyền thông cho doanh nghiệp OCOP 4 sao hướng tới du lịch nông nghiệp bền vững” tại Ngọc Thành Farm xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Nhờ chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh Cà Mau và nỗ lực của địa phương, các tiểu thương tham gia hội chợ phục vụ lễ hội Nghinh Ông tại miền biển Cà Mau đã được sắp xếp quầy, sạp ngay trước ngày hội chợ diễn ra.
Tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ 5 năm 2025 vừa tổ chức, Tỉnh đoàn Hậu Giang đã trao bằng khen tặng 26 thiếu nhi có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi giai đoạn 2020-2025.
Huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) đang xây dựng Đề án phát triển du lịch dựa trên thế mạnh về nông nghiệp và các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đang được bảo tồn, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của địa phương.
Hà Nội hiện là địa phương có thế mạnh phát triển làng nghề khi sở hữu 1.350 làng nghề, làng có nghề, quy tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước, trong đó có 337 làng nghề đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận.
Nông nghiệp đang là ngành để nhiều người trẻ khởi nghiệp với mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Không ít bạn trẻ đã tiên phong áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, đa dạng hóa kênh tiêu thụ, góp phần hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bước đầu gặt hái được những thành công.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản thông qua sàn thương mại điện tử. Việc này không chỉ giúp nông dân có cơ hội tiếp cận được đông đảo người tiêu dùng, mở rộng thị trường, mà còn là chìa khóa để nâng cao giá trị, khẳng định chất lượng và sức cạnh tranh.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn MENAS (MENAS) cùng Viện ứng dụng Khoa học công nghệ và Đào tạo Mekong (MEFAST) vừa ký kết hợp tác song phương về phát triển hệ sinh thái văn hóa nông nghiệp thông qua quảng bá, xúc tiến thương mại nông sản, sản phẩm OCOP, đặc biệt là chuỗi giá trị các nông sản đã đạt chứng nhận “Chỉ dẫn địa lý” tại các địa phương trong giai đoạn 2025-2027.
Nhằm đa dạng hình thức phát triển kinh tế cho người dân địa phương, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đăk Song, tỉnh Đắk Nông phối hợp Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, triển khai thí điểm mô hình chuyển giao công nghệ nuôi thương phẩm cá chép V1 chuyển giòn cho người dân xã Nam Bình. Mô hình được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiện địa phương đang tổ chức nhân rộng và xây dựng sản phẩm OCOP.
“Nhiều năm gắn bó với cây cam, hiểu cây cam, tôi thấy rằng, trong những vườn cam bát ngát sắc màu, chỉ có khoảng 10% số quả cam được tích tụ sương gió, có vẻ ngoài đẹp và ngon đặc biệt. Đây chính là dòng sản phẩm được Cam Bảo Phương xác định sẽ định hình thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng”, anh Đoàn Ngọc Bảo, Tổ hợp tác trồng cam xã Hương Thọ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã chia sẻ tâm tư như vậy với chúng tôi về hành trình xây dựng thương hiệu OCOP cho trái cam Bảo Phương.
Trong năm 2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp các bộ, ngành tổ chức được 8 lớp tập huấn trực tuyến về hướng dẫn, cập nhật các quy định về tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với hơn 12.000 lượt học viên là cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, huyện, xã trên toàn quốc tham dự.
Ngày 23/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), chương trình Khởi nghiệp xanh cùng tổ chức Phiên chợ “Tết Xanh-Quà Việt” Xuân Ất Tỵ 2025.
Những ngày đầu năm 2025, nhiều hợp tác xã, cơ sở sản xuất và chế biến nông, thủy sản ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình bắt đầu tất bật, rộn ràng không khí chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Dù phải tăng ca, tăng sản lượng song với các cơ sở sản xuất và xã viên vẫn rất vui vì hàng hóa được giá và sức tiêu thụ thời gian giáp Tết cũng tăng lên.
Với Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bắc Giang đã theo dõi, nhận diện, truy vết thông tin sản phẩm trong từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối và đến nay đạt nhiều kết quả nổi bật.
Tối 16/1, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai tổ chức khai mạc lễ hội Hương bưởi Tân Triều năm 2025. Đây là lần đầu tiên ở Đồng Nai tổ chức một lễ hội về bưởi.
Sáng 16/1, Giám đốc Hợp tác xã nông sản Tân Việt Á Cao Bằng Trần Đức Hiếu cho biết, đầu tháng 1/2025, lô hàng đầu tiên, 4 tấn miến dong Tân Việt Á đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên đã áp dụng, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, “tiếp sức” cho các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP để kết nối, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.
Bánh chưng xanh Lương Huế, thị trấn Ðạ Tẻh, huyện Ðạ Huoai, tỉnh Lâm Ðồng được làm từ hạt nếp quýt Ðạ Tẻh dẻo thơm, đã trở thành thương hiệu uy tín và đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Ðể đạt được kết quả này, cơ sở sản xuất đã chuẩn hóa quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.