Ông Nguyễn Đức Thọ, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn Z.23, Lữ đoàn 316.

Oanh liệt trận đánh cầu Rạch Chiếc, góp phần vào chiến thắng 30/4 lịch sử

Giữa những ngày tháng 4 lịch sử, ông Nguyễn Đức Thọ, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn Z.23, Lữ đoàn 316, lặng lẽ trở lại dòng Rạch Chiếc. Nơi này, 50 năm trước, máu của hơn 50 đồng đội của ông đã nhuộm đỏ dòng nước trong trận đánh sinh tử giữ cầu Rạch Chiếc - cửa ngõ phía đông Sài Gòn. Giữa âm vang chiến thắng 30/4, ký ức về những đêm lặn ngụp dưới mưa bom, bão đạn vẫn hiện về như mới hôm qua…
Con trai nhà thầu khoán Mai Hồng Quế: “Tôi muốn trả cho ba sự thật về cuộc đời ông”

Con trai nhà thầu khoán Mai Hồng Quế: “Tôi muốn trả cho ba sự thật về cuộc đời ông”

Tự nhận mình là đứa con ngỗ nghịch nhất nhà, chỉ dám nhìn ba mình - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (nhà thầu khoán Dinh Độc Lập Mai Hồng Quế) từ xa, nhưng những gì mà anh Trần Vũ Bình đã và đang làm, lại rất đặc biệt với tâm nguyện: “muốn trả cho ba sự thật về cuộc đời ông”.
Theo dấu chân "Biệt động Sài Gòn": Căn hầm bí mật giữa trung tâm đô thị Sài Gòn

Theo dấu chân "Biệt động Sài Gòn": Căn hầm bí mật giữa trung tâm đô thị Sài Gòn

Cách đây gần 60 năm, một căn hầm bí mật đã được xây dựng ngay giữa những con phố sầm uất của trung tâm Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Bên dưới nền gạch hoa đỏ trắng đan xen của ngôi nhà nhỏ tại địa chỉ 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định đã âm thầm cất giữ hơn 2 tấn vũ khí phục vụ tấn công Dinh Độc Lập (nay là Dinh Thống Nhất) và một số cơ quan đầu não của chính quyền Việt Nam cộng hòa trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, nơi đây đã trở thành một "địa chỉ đỏ" của thành phố, nơi lịch sử được kể lại bằng những vật chứng sống động và những ký ức vẹn nguyên.
Cầu Hiền Lương.

Hành trình thống nhất: Những tượng đài bất tử

Trong suốt hành trình 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chiến đấu giành độc lập, thống nhất non sông, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta đã làm nên những chiến thắng chói lọi, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam. Nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước trở thành biểu tượng cao đẹp, tô thắm chủ nghĩa anh hùng cách mạng, để các thế hệ mai sau học tập, noi theo.
Theo dấu chân "Biệt động Sài Gòn": Quán Phở Bình - Điểm liên lạc và nuôi giấu cán bộ Biệt động Thành F100

Theo dấu chân "Biệt động Sài Gòn": Quán Phở Bình - Điểm liên lạc và nuôi giấu cán bộ Biệt động Thành F100

Có một quán phở với không gian giản dị, lọt thỏm giữa chốn phố thị tấp nập, ngày ngày vẫn thu hút rất nhiều thực khách. Nơi đây từng là căn cứ quan trọng của một đơn vị Biệt động Sài Gòn, là nơi phát lệnh cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Trải qua bao biến cố và thăng trầm lịch sử, quán phở Bình (số 7, Lý Chính Thắng, Quận 3) vẫn trụ ở Thành phố Hồ Chí Minh như một chứng nhân thầm lặng của lịch sử, là minh chứng cho tinh thần cách mạng gan vàng dạ sắt, và luôn mở cửa đón chào những ai muốn tới tìm hiểu về hoạt động của chiến sĩ Biệt động Sài Gòn năm xưa.
Theo dấu chân "Biệt động Sài Gòn": Trạm giao liên trao đổi thư từ, tài liệu mật - Quán cà phê Đỗ Phủ, cơm tấm Đại Hàn

Theo dấu chân "Biệt động Sài Gòn": Trạm giao liên trao đổi thư từ, tài liệu mật - Quán cà phê Đỗ Phủ, cơm tấm Đại Hàn

Từng là một trạm giao liên trao đổi thư từ, tài liệu mật của Biệt động Sài Gòn, nhiều năm sau giải phóng, quán cà-phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn mở cửa trở lại và trở thành điểm đến lịch sử được yêu thích. Đến đây, du khách thập phương có thể nhâm nhi tách cà-phê, thưởng thức món cơm tấm "lịch sử" và sống lại bầu không khí hào hùng của Thành phố nói riêng và của toàn dân tộc nói chung 50 năm về trước.
Người tạo “vũ khí bí mật” cho các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn-Gia Định

Người tạo “vũ khí bí mật” cho các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn-Gia Định

Chín năm chuyên tâm để tạo nên “vũ khí bí mật” là các giấy tờ giả cho các chiến sĩ biệt động Sài Gòn-Gia Định, Lâm Quốc Dũng (bí danh Dũng “râu”) đã trải qua nhiều phen tưởng chừng bế tắc. Nhưng bằng dụng cụ đơn giản như bút viết, thước kẻ, compa…, với đôi mắt tinh anh, bàn tay khéo léo, Dũng “râu” đã mô phỏng được cả những giấy tờ tinh vi nhất của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tạo “vỏ bọc” hoàn hảo cho lực lượng biệt động hoạt động trong nội đô. Thời ấy, mọi người gọi các giấy tờ giả của Dũng “râu” là “tấm bùa hộ mệnh”.
Sức mạnh phi thường của nữ chiến sĩ biệt động duy nhất tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 68

Sức mạnh phi thường của nữ chiến sĩ biệt động duy nhất tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 68

Sự căm thù những kẻ cướp nước, hại dân, giam cầm, tra tấn dã man người yêu là chiến sĩ biệt động khiến bà Vũ Minh Nghĩa (Chín Nghĩa) sục sôi ý chí đứng lên cầm súng cùng Đội 5 Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập dù biết một đi khó có ngày trở về. Bị bắt sống cùng 6 đồng chí, trải qua tù đày, giam cầm, tra tấn dã man, nữ chiến sĩ biệt động kiên trung tới cùng, không chịu khuất phục. Cuộc đời của bà, hệt như một cuốn tiểu thuyết.
Bên trong Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định. (Ảnh: Fb Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định)

Biệt động Sài Gòn, bước ra từ huyền thoại

Năm 2020, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu và kích hoạt chùm tour “Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn”. Sản phẩm du lịch lịch sử văn hóa độc đáo, mang dấu ấn riêng biệt của thành phố, nhanh chóng thu hút du khách trong nước, quốc tế, và chính người dân thành phố. Lâu nay, họ vẫn luôn mong muốn tìm hiểu về quá khứ hào hùng của ông cha mình để thêm tự hào và thấm thía những hy sinh mất mát cho ngày toàn thắng.
Từ trái sang: Bà Vũ Minh Nghĩa (Chín Nghĩa) và bà Nguyễn Thị Bích Nga gặp gỡ các bạn trẻ đến tham quan Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định. (Ảnh: THẾ ANH)

Biệt động Sài Gòn, bước ra từ huyền thoại

Năm 1986, bộ phim truyện nhựa màu đầu tiên của điện ảnh Việt Nam “Biệt động Sài Gòn” công chiếu. Cũng từ đây, một lực lượng vũ trang độc đáo, hoạt động xuyên suốt hai cuộc kháng chiến, được công chúng cả nước biết đến. Chiến đấu giữa sào huyệt địch, cán bộ, chiến sĩ biệt động, xuất thân từ những con người rất đỗi bình thường, đã mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh, thực hiện xuất sắc tư tưởng quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh: Nêu cao tinh thần quyết chiến, lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ đánh lớn, lập nên những chiến công vang dội.
Đồng chí Nguyễn Anh Đức, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Saigon Co.op chúc mừng hai đảng viên trẻ được kết nạp.

Tháng 5, ngày đáng nhớ ở nơi đặc biệt

Ngày 12/5/2024 là một ngày đáng nhớ của 35 đảng viên mới được tuyên thệ trước cờ Đảng tại một di tích đặc biệt. Những người trẻ này sẽ càng có thêm nhiệt huyết để cống hiến cho tổ chức, vun đắp tình yêu công việc và đơn vị, vun bồi thêm niềm tin chính trị tư tưởng, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cấp ủy giao.
Chiếc xe "vào sinh ra tử", gắn liền với cuộc đời hoạt động tình báo thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Trần Văn Lai.

Chiếc xe ô-tô “đặc biệt” tại Bảo tàng tỉnh Thái Bình

Nếu ai có dịp ghé thăm Bảo tàng tỉnh Thái Bình sẽ thấy ở gian chính giữa trưng bày trang trọng chiếc xe ô-tô màu trắng, hiệu Volkswagen còn khá nguyên vẹn. Ít người biết rằng, đây chính là hiện vật gắn liền với tên tuổi một huyền thoại tình báo nổi tiếng, đó là Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Trần Văn Lai, người xã Vũ Đông, thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình).
Theo dấu chân biệt động Sài Gòn

Theo dấu chân biệt động Sài Gòn

Các căn cứ hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn với hệ thống hầm nổi, địa đạo chứa người và vũ khí ngay trong lòng thành phố, trong đó nhiều địa điểm trở thành di tích lịch sử, tạo nên sức hấp dẫn riêng có đối với những du khách muốn khám phá lịch sử.Tác giả: LINH HOÀNGGiọng đọc: Thu Hà