Trong những ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công 6 ca ghép tạng từ nguồn tạng hiến của một người chết não.
Ngày 19/4, Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam phối hợp Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 tổ chức Chương trình “Khám sức khoẻ, cấp phát thuốc miễn phí và tri ân gia đình người hiến tạng chết não cứu người-Cho đi là còn mãi tại tỉnh Phú Thọ”.
Gần đây, những câu chuyện ghép tạng từ người cho chết não, giúp kéo dài sự sống cho nhiều người đã không còn là chuyện hiếm. Mới nhất, một ca hiến tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã mở ra trang mới cuộc đời cho bảy người bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh và Huế.
Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Như Hiệp cảm ơn và đánh giá cao nghĩa cử cao đẹp của chị B. và người thân đã vượt qua tâm lý, quan niệm để quyết định hiến tặng mô và bộ phận cơ thể anh Trần Hữu N. là chồng chị B. khi đã chết não để ghép cho bảy người khác. Đây là nghĩa cử rất cao đẹp và quyết định kịp thời của chị B. cùng người thân gia đình chồng chị B. giúp Bệnh viện Thống Nhất phối hợp các bệnh viện khác và Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia phẫu thuật lấy mô và bộ phận cơ thể của anh N. khi đã chết não để ghép cho bảy người khác.
Ngày 4/3, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, bệnh viện vừa phối hợp Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia và nhiều bệnh viện thực hiện phẫu thuật lấy và ghép tạng từ người cho chết não.
Cuộc chuyển giao sự sống tại Bệnh viện Bạch Mai đã trải qua một hành trình đầy thử thách nhưng đã đạt được những kết quả như mong muốn khi bốn người được hồi sinh sự sống.
Rạng sáng 24/10, các y, bác sĩ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiến hành ca phẫu thuật lấy tạng của người hiến sau khi chết não và ghép 2 thận cho 2 người bệnh suy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Các tạng còn lại gồm tim và gan được chuyển đến ghép cho 2 người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Kể từ ca ghép thận đầu tiên năm 1992 tại Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng), đến nay, ghép tạng ở Việt Nam đã trở thành kỹ thuật thường quy, trình độ kỹ thuật đã bắt kịp thế giới. Tuy nhiên, nguồn mô, tạng hiến ở nước ta, đặc biệt là từ người hiến sau chết não, còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ghép mô, ghép tạng ngày càng gia tăng của người bệnh trên cả nước.
Sau ba lần được Hội đồng chuyên môn chẩn đoán, đánh giá là chết não, chiều 24/8, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) phối hợp các chuyên gia đầu ngành ghép tạng tiến hành lấy và điều phối bốn tạng cho những người cần ghép.
Ngày 20/6, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, một gia đình bệnh nhân chết não đã đồng ý hiến tạng, mang lại hy vọng sống mới cho các bệnh nhân khác. Đây là lần đầu tiên có một gia đình đồng ý hiến tạng người bệnh chết não ngay tại bệnh viện tuyến tỉnh.
Việc ký kết sẽ tạo một khung pháp lý mạnh, tạo phong trào tình nguyện đăng ký hiến tặng mô, tạng tích cực. Phong trào chắc chắn dễ triển khai hơn khi mỗi cán bộ y tế ở mọi miền Tổ quốc đều áp dụng chuyển đổi số để hưởng ứng.
Nếu người chết tim hiến đa tạng được luật chấp nhận sẽ mở rộng thêm nguồn tạng hiến, giúp người bệnh bị suy mô, tạng tiếp thêm hy vọng vượt qua căn bệnh hiểm nghèo.
Người vợ đang điều trị ung thư tuyến giáp, gạt hết đau thương, vượt lên sự can ngăn của họ hàng, quyết định hiến tạng chồng mình sau khi anh qua đời vì chết não.
Chiều 11/12, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia và Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức lễ truy tặng kỷ niệm chương cho "Vì sức khỏe nhân dân" cho bà Nguyễn Thị Hồng Hải và ông Đào Đức Lợi đã hiến tặng toàn bộ mô, tạng sau khi qua đời do chết não.
Đến tháng 8/2022, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã nhận đơn đăng ký hiến mô, tạng của gần 50.000 người. Việt Nam đã tiến hành ghép tạng được cho hơn 6.550 trường hợp, trong đó gần 6.100 ca ghép thận.