Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn với 48 nhóm nội dung, trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, 24 dự án luật, 11 dự thảo nghị quyết, và nhiều nội dung khác.
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, chiều 28/4, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch Việt Nam theo hướng quy định tất cả trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được xem xét; người xin trở lại quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài nếu đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định và được Chủ tịch nước cho phép.
Sáng 28/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng, chính sách này sẽ giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, dự án đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp công nghệ số phát triển, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Chiều 25/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Chính phủ đề xuất mở rộng đối tượng được giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh, du lịch, tiêu dùng nhằm hỗ trợ tăng sức mua, kích cầu tiêu dùng, du lịch nội địa, hàng hóa đặc biệt góp phần quan trọng trong sản xuất kinh doanh.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, việc sửa đổi nội quy kỳ họp Quốc hội lần này cần chú trọng nâng cao chất lượng thảo luận, quy định cụ thể thời gian phát biểu để tránh lan man, bảo đảm mỗi ý kiến đều tập trung vào trọng tâm vấn đề. Đặc biệt, đại biểu Quốc hội cần tăng cường tương tác với cử tri thường xuyên hơn, không chỉ thông qua các cuộc tiếp xúc trước và sau kỳ họp như hiện nay.
Khu thương mại tự do thế hệ mới tại thành phố Hải Phòng là nơi thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, mang tính đột phá nhằm thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, dịch vụ thúc đẩy xuất khẩu, công nghiệp, hoạt động nghiên cứu và phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Với đề xuất kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp như quy định hiện hành đến hết ngày 31/12/2030 thì số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm.
Nghị quyết quy định về việc sắp xếp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và sắp xếp xã, phường, thị trấn trong năm 2025 theo các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Cử tri và nhân dân đồng tình ủng hộ công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đang được chỉ đạo triển khai quyết liệt, khẩn trương, đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, tuy nhiên lo lắng về thông tin giả mạo, sai sự thật lan truyền trên mạng xã hội về chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan Đảng, Nhà nước, sắp xếp các đơn vị hành chính.
Chính phủ đề xuất phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân (thuộc thẩm quyền của Quốc hội theo Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công) cho Thủ tướng Chính phủ tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
Sáng 14/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, phiên họp có ý nghĩa rất quan trọng để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính, thay thế Nghị quyết số 35 năm 2023 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.