Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...
Sáng 25/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định phối hợp Tập đoàn Syre (Thụy Điển) ký Bản ghi nhớ hợp tác đầu tư dự án Tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh, đồng thời mở ra hướng đi mới cho phát triển nền kinh tế xanh và tuần hoàn.
Trong gần 40 năm kể từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, ngành nông nghiệp đã đạt được mức tăng trưởng nhanh, ổn định và tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Hành trình đầy thử thách trong chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; từng bước thay đổi tiếp cận từ nông nghiệp nâu sang nông nghiệp xanh... đã đưa Việt Nam vươn lên vị trí một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
Chuyển đổi xanh đã trở thành một xu thế toàn cầu, ngày càng tác động rõ nét đến hoạt động của doanh nghiệp, từ sản xuất, kinh doanh đến khả năng tiếp cận vốn và thị trường.
Cách mạng xanh 4.0 là sự kết hợp của các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ sinh học và số hóa trong sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu của cuộc cách mạng này không chỉ là tăng năng suất mà còn là giảm phát thải, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo đảm sinh kế cho người dân.
Những chiếc xe buýt không khói, sáng kiến hỗ trợ nông dân và mô hình sản xuất từ tre - những “mầm xanh” của phát triển bền vững từ châu Phi - đang thu hút sự chú ý tại Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025, lan tỏa thông điệp mạnh mẽ về một lục địa đang chủ động chuyển mình vì tương lai xanh toàn cầu.
Từ một nhà máy bóng đèn và phích nước truyền thống, Rạng Đông đã trở thành một tập đoàn công nghệ, đi đầu trong xu hướng chuyển đổi số, sản xuất xanh và hội nhập quốc tế. Những sản phẩm chiếu sáng thông minh không chỉ mang đến sự tiện nghi, mà còn giúp con người sống hòa hợp hơn với thiên nhiên.
Ngày 11/4, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tới dự và chủ trì Diễn đàn Hợp tác xã quốc gia với chủ đề "Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững". Sự kiện do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp Tạp chí Kinh doanh tổ chức. Diễn đàn nằm trong Tháng hành động Hợp tác xã năm 2025.
Hoạt động sản xuất, tái chế sản phẩm là một ngành kinh tế tuần hoàn có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam; được xem là "chìa khóa" quan trọng để biến chất thải rắn thành nguồn lực phát triển kinh tế xanh bền vững. Tuy nhiên, đến nay nước ta vẫn chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về kinh tế tuần hoàn; gây nhiều khó khăn cho hoạt động trong lĩnh vực này.
Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã chủ động chuyển đổi quy trình sản xuất, áp dụng công nghệ xanh. Những bước đi tiên phong này góp phần hiện thực hóa cam kết của nước ta về phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050.
Trong những tháng đầu năm, ngành thủy sản Việt Nam đã gặt hái nhiều thành quả tích cực. Mặc dù đối mặt những biến động khó lường của thị trường, song với nỗ lực không ngừng trong đổi mới phương thức sản xuất theo hướng xanh hóa, tập trung vào giá trị sản phẩm, kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm, ngành thủy sản kỳ vọng sẽ tiếp tục đón nhận những cơ hội xuất khẩu mới.
Năm 2025, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu lâm sản đạt 18 tỷ USD. Trong bối cảnh ngày càng nhiều thị trường quốc tế ban hành quy định về nông sản hợp pháp, trong đó có lâm sản, các doanh nghiệp cần tăng cường quản trị chuỗi cung ứng gắn với tiêu chuẩn sản xuất xanh, bền vững để giảm rủi ro thương mại, nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng.
Tại thành phố Cao Lãnh, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và Trường đại học Đồng Tháp vừa phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Thanh niên Đồng Tháp làm chủ tương lai trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Tại tọa đàm, hơn 300 đại biểu, đoàn viên, thanh niên được chia sẻ về giải pháp hỗ trợ thanh niên tham gia sản xuất, khởi nghiệp các sản phẩm nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn gắn với chuyển đổi xanh, hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo đảm môi trường bền vững; hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế từ hợp tác xã chuyển đổi số...
Khởi nguồn từ vùng đất hoang hóa cách đây 40 năm, đến nay, huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) là nơi hội tụ, cùng chung sống, sản xuất của 22 dân tộc anh em. Quá trình phát triển vượt bậc đã vẽ nên bức tranh toàn cảnh sống động bởi hạ tầng thiết yếu, màu xanh của núi rừng, nương rẫy, đời sống đồng bào các dân tộc cũng vì thế mà đổi thay rõ rệt.
Chuyển đổi xanh không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để nâng cao uy tín của doanh nghiệp, khi việc đáp ứng các nền tảng và thể chế mới về sản xuất xanh-sạch sẽ tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp cam kết thực hiện.
Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Trước thực trạng này, Chính phủ Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp trong nước phải chuyển đổi sang sản phẩm xanh và công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường.
Chiều 27/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh; Liên minh tái chế bao bì Việt Nam và Báo Tuổi trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề: “Sản phẩm, dịch vụ xanh - đặt hàng từ người dùng”. Đại diện 150 doanh nghiệp, diễn giả, chuyên gia trong các lĩnh vực cùng tham gia.
Sản xuất bền vững, có trách nhiệm đã trở thành một trong những yêu cầu bắt buộc của thị trường thế giới đối với các mặt hàng nông sản. Chính vì vậy ngành nông nghiệp Ðắk Lắk đang từng bước chuyển mình theo hướng sản xuất xanh, sạch, có chứng nhận để tạo ra các sản phẩm phù hợp với xu thế tiêu dùng toàn cầu.
Nông nghiệp tuần hoàn là hệ thống sản xuất theo chu trình khép kín, giúp sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả. Các mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn đều hướng đến "giảm chi phí, giảm thất thoát, giảm phát thải" và "tăng năng suất lao động, tiết kiệm và nâng cao hiệu suất sử dụng vật tư đầu vào" tạo sản phẩm xanh, sạch, phát triển bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.
Là hồ thủy lợi được xây dựng trên sông Công không bị ô nhiễm, diện tích mặt nước lên đến 25km2, trữ lượng nước là 175 triệu m3, chung quanh là rừng xanh mát, bên cạnh việc cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống, hồ Núi Cốc (tỉnh Thái Nguyên) đã được quy hoạch trở thành khu du lịch quốc gia. Với những dự án có quy mô lớn đang được triển khai, tiềm năng du lịch hồ Núi Cốc đang từng bước được khai thác.
Với thương hiệu và chỉ dẫn địa lý “Cà-phê Buôn Ma Thuột” nổi tiếng, đã có mặt ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là những nền tảng để hương vị cà-phê Việt Nam và cà-phê Buôn Ma Thuột nói riêng tiếp tục lan tỏa đến những thị trường tiềm năng mới.
Ngày 11/3, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “ Thực hành xanh hóa trong sản xuất và tiêu dùng”.
Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp Bắc Âu nhờ vào vị trí chiến lược, lực lượng lao động dồi dào và chi phí cạnh tranh. Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều công ty đến từ Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan và Na Uy chọn Việt Nam làm điểm đến mở rộng sản xuất.
“Thế kỷ 20 của dầu mỏ, thế kỷ 21 của đất hiếm” là mô tả mà báo giới châu Âu dành cho nhóm tài nguyên này, vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp đương đại như điện tử, xe điện hay năng lượng xanh. Do các nguyên tố đất hiếm có nhiều ứng dụng và vai trò quan trọng trong sản xuất thiết bị công nghệ cao, nên đất hiếm được xem là “con bài chiến lược” mà các cường quốc luôn khao khát.
Nơi những vườn cao su gần biên giới Gia Lai, người lao động là đồng bào dân tộc trên địa bàn và nhiều miền quê khác nhau từ miền trung, miền bắc đang cùng giữ vững cho thế đứng cao nguyên. Có những người lính bên cạnh hướng dẫn sản xuất, chung sức chăm lo sức khỏe và bảo vệ an ninh trật tự xã hội, đồng bào thêm vững tâm và lạc quan vun đắp thêm xanh bản quán của mình, thêm xanh quê hương mới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 17/CĐ-TTg ngày 20/2/2025 về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh châu Âu.
Năm 2024, ngành hóa chất Việt Nam đối diện nhiều khó khăn, thách thức trước bối cảnh biến động thị trường, nhu cầu tiêu dùng suy giảm, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Với tinh thần quyết tâm vượt khó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và các đơn vị thành viên đã linh hoạt triển khai các giải pháp, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu.
Chú trọng đổi mới công nghệ và ứng dụng các giải pháp thân thiện với môi trường, ngành sản xuất giấy đang có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng bền vững quốc gia. Từng được coi là điểm nóng về ô nhiễm môi trường, “xanh hóa” vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp kịp thời chuyển dịch.
Chuyển đổi xanh không chỉ là nhiệm vụ mà còn là cơ hội để thủy sản Việt Nam phát triển bền vững. Những phương pháp sản xuất, nuôi trồng thủy sản bền vững, giảm tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và sức khỏe con người, tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt, giá trị cao, duy trì và phát triển nguồn lực tự nhiên cho các thế hệ mai sau, đang dần hình thành “tương lai xanh” cho thủy sản Việt Nam.