Kinh tế tư nhân

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 4/5/2025, khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài; cần được cụ thể hóa trong các chiến lược, chính sách phát triển của đất nước.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Chặng đường gần 40 năm đổi mới đã ghi dấu một Việt Nam kiên cường, bứt phá và khát khao phát triển. Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, kém hiệu quả, với thu nhập bình quân đầu người vẻn vẹn 96 USD vào năm 1989, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, dự kiến cuối năm 2025, sẽ bước vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình cao, tương đương mức trên 5.000 USD/ người/năm. Kỳ tích này không chỉ là kết quả của đường lối phát triển đúng đắn dưới sự lãnh đạo của Đảng với những cải cách táo bạo, quyết đoán về thể chế, chính sách và hội nhập mà còn là thành quả của tinh thần lao động chăm chỉ, sáng tạo, ý chí quyết tâm và sự nỗ lực không ngừng của toàn dân tộc ta.
Ảnh: THÀNH ĐẠT

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết sẽ tạo đòn bẩy giúp Khu vực kinh tế tư nhân phát triển, trở thành "một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia". Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết:
Tổng Bí thư Tô Lâm. (Ảnh: Báo Nhân Dân)

Đột phá thể chế từ Nghị quyết 66-NQ/TW: Kỳ vọng mới của cộng đồng doanh nghiệp

Ngày 30/4/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và kỳ vọng sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và công bằng hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại cuộc làm việc. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Cần có các cơ chế, chính sách mang tính "đòn bẩy, điểm tựa" để phát triển kinh tế tư nhân

Chiều 8/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách về thảo luận cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng và Lê Thành Long.
Dây chuyền sản xuất ô-tô tại nhà máy của Vinfast. (Ảnh TTXVN)

Phát triển kinh tế tư nhân và vai trò của pháp luật trong thể chế Việt Nam

Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vị thế là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Với tinh thần năng động, linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh với thị trường, khu vực này đang góp phần tạo ra sức sống mới cho nền kinh tế, thúc đẩy sáng tạo và khơi dậy tiềm năng từ mọi tầng lớp trong xã hội.
Vai trò, thực trạng và giải pháp phát triển đột phá kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Vai trò, thực trạng và giải pháp phát triển đột phá kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Tiến sĩ Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV kiến nghị, cần thống nhất về quan điểm, nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân; coi khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế, là lực lượng nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam; loại bỏ tư tưởng "trọng công hơn tư" , nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà nước là “phục vụ, trân trọng” thay vì định kiến, hẹp hòi, mở ra kỷ nguyên mới của kinh tế tư nhân Việt Nam. Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này.
"Thời điểm vàng" để khu vực kinh tế tư nhân bứt phá

"Thời điểm vàng" để khu vực kinh tế tư nhân bứt phá

Trả lời phỏng vấn trước thềm Hội thảo “Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam” do Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) phối hợp tổ chức ngày 21/3, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HUBA kỳ vọng với tư duy và cách làm đột phá theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về kinh tế tư nhân sẽ giúp tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, tạo môi trường phát triển thuận lợi để kinh tế tư nhân có thể phát huy tối đa tiềm năng, trở thành động lực dẫn dắt nền kinh tế vươn ra thị trường quốc tế. Đây sẽ là “thời điểm vàng” để khu vực kinh tế tư nhân bứt phá.
Cẩm nang chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Cẩm nang chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua việc tư duy lại hướng kinh doanh, đánh giá lại chuỗi giá trị, kết nối lại với khách hàng và cấu trúc lại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt trong hành trình xác lập phương thức sản xuất số

Doanh nghiệp Việt trong hành trình xác lập phương thức sản xuất số

Các doanh nghiệp không chỉ tạo nên những giá trị vượt bậc về thương hiệu và doanh thu từ việc chuyển đổi số chính hoạt động của mình, mà còn cung cấp các công cụ, ứng dụng, nền tảng sử dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ mới để thực hiện chuyển đổi số quốc gia, tạo nên cuộc thay đổi phương thức sản xuất trong kỷ nguyên số trên toàn quốc. Tuy nhiên, để Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên số, thì việc thay đổi phương thức sản xuất số đòi hỏi một cuộc cách mạng mạnh mẽ hơn.
Bài 4: Để doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tự tin “ra khơi bắt cá”

Bài 4: Để doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tự tin “ra khơi bắt cá”

Để doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam tự tin “ra khơi bắt cá”, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tuyên đề xuất xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt để “đánh cá voi” ở nước ngoài; xây dựng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” phục vụ cho thị trường toàn cầu.
Bài 3: Doanh nghiệp công nghệ vượt thách thức khi ra biển lớn

Bài 3: Doanh nghiệp công nghệ vượt thách thức khi ra biển lớn

Thị trường phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin toàn thế giới trị giá hơn 1.800 tỷ USD, trong đó có khoảng hơn 1.000 tỷ USD dành cho các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ phần mềm và hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin. Đây là cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Việt. Nhưng đi kèm với cơ hội, là nhiều thách thức đặt ra với các doanh nghiệp công nghệ thông tin muốn chinh phục các thị trường thế giới.
Các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Tránh lạm dụng thanh tra, kiểm tra nhũng nhiễu doanh nghiệp

Tán thành với việc sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra, song nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng việc sắp xếp hoạt động thanh tra cần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; tránh chồng chéo với hoạt động kiểm tra chuyên ngành cũng như tình trạng lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Hội đồng Tư vấn chính sách về phát triển kinh tế tư nhân.

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính họp với Hội đồng Tư vấn chính sách về phát triển kinh tế tư nhân

Chiều 8/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Hội đồng Tư vấn chính sách để thảo luận và cho ý kiến về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Vinfast xuất khẩu lô xe điện đầu tiên ra thế giới.

Doanh nghiệp Việt dám mơ lớn, làm lớn

LTS - Nhiều quan điểm mới thể hiện tầm nhìn mới trong Nghị quyết 68-NQ/TW đang truyền cho cộng đồng doanh nghiệp niềm tin và động lực để vươn lên, xứng đáng là lực lượng nòng cốt giúp Việt Nam giải quyết các bài toán khó về hạ tầng, năng lượng, giáo dục, y tế và chuyển đổi số. Nhân Dân cuối tuần trân trọng giới thiệu ý kiến của một số doanh nhân, đại diện hiệp hội doanh nghiệp ở thời khắc lịch sử này.
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp Đức (thành viên của Eurocham) cho biết, vẫn duy trì, thậm chí mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. (Nguồn Eurocham)

Xây dựng cơ chế hiệu quả thu hút dòng FDI

Dù chưa có đủ bằng chứng để đánh giá tác động cụ thể đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhưng chính sách thu hút dòng vốn này của Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ phải cập nhật thêm “dữ liệu đầu vào”. Đó là, tác động từ chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ nhiều khả năng kéo theo sự thay đổi dòng chảy của vốn đầu tư toàn cầu.
Nguồn VCCI

Yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết

Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới với mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 và duy trì tốc độ tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo, yêu cầu cải cách môi trường kinh doanh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây không chỉ là nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, mà còn là động lực chiến lược thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân - một trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, phát triển bứt phá.
Xem thêm
back to top