Sáng 30/4, cùng với cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, An toàn khu năm xưa tưng bừng hòa chung khí thế, tự hào với những đóng góp sức người, sức của, góp phần giải phóng miền nam, thống nhất đất nước nửa thế kỷ trước. Học sinh một số trường, đặc biệt là cựu chiến binh bồi hồi nhớ lại 50 năm trước cùng các cánh quân tiến vào Sài Gòn khi xem ấn phẩm đặc biệt của Báo Nhân Dân phát hành dịp kỷ niệm trọng đại này.
Từ rạng sáng 30/4, hòa chung dòng người nô nức di chuyển về các địa điểm xem diễu binh tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, có những cựu chiến binh, thương binh lặng lẽ có mặt từ rất sớm.
Rời chiến trường ác liệt, mang trên mình hàng chục vết thương, năm nay ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, sức khỏe của cựu chiến binh Huỳnh Xuân Phong (ông Ba Phong), nguyên Phó Tham mưu trưởng, Trung đoàn 1-U Minh (nay là Trung đoàn 1, Sư đoàn 330, Quân khu 9), Phó trưởng Ban Liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 1-U Minh cũng đã giảm nhiều. Nhưng với ý chí và nghị lực của người lính năm xưa, ông vẫn giữ trọn lời thề với đồng đội là “giúp đỡ nhau trong lúc ra trận cũng như lúc đời thường”.
Dưới cái lạnh khác thường vào những ngày cuối tháng Tư ở thủ đô Moskva, bên tượng đài Bác Hồ, các cựu chiến binh Việt Nam vẫn đầy tự hào kể cho thế hệ trẻ những ký ức hào hùng về Đại thắng mùa Xuân năm 1975 của toàn dân tộc.
Trong không khí đồng bào cả nước hướng về ngày lễ lớn của dân tộc - ngày đất nước thống nhất, Báo Nhân Dân đã giới thiệu thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Triển lãm tương tác không chỉ là cầu nối giữa lịch sử với thế hệ trẻ mà còn là dịp để những người đã chứng kiến thời khắc lịch sử thống nhất đất nước, ôn lại trang sử hào hùng.
Trong không khí cả nước phấn khởi, tự hào hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức buổi gặp mặt và tri ân công lao của các đồng chí cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, thân nhân các gia đình liệt sĩ đã trực tiếp đóng góp sức mình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước – những người con đã viết nên bản anh hùng ca vĩ đại của dân tộc.
Ký ức chiến tranh không chỉ nằm trong sử sách, mà còn sống động trong những câu chuyện chưa từng kể của ông bà. Những ký ức hào hùng ấy được khơi dậy thông qua những cuộc trò chuyện giản dị với các cháu.
Ngày 24/4, tỉnh Lạng Sơn tổ chức gặp mặt, tri ân 159 cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày tiêu biểu, tham gia kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước. Đây là hoạt động thiết thực, ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Người hiến đất, người góp công, hai cha con cựu chiến binh Bùi Văn Tượng (1957) đã góp phần mở rộng đường tại thôn Diêu Phong (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng), tạo diện mạo mới cho con đường rộng rãi, sạch đẹp.
Chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, để thể hiện lòng tri ân sâu sắc, đời đời nhớ ơn các anh hùng, từ đầu tháng 4/2025, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC tổ chức tiêm miễn phí 5.000 liều vaccine cúm cho các cựu chiến binh, người có công với cách mạng.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), sáng 19/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên tổ chức gặp mặt 260 cựu chiến binh, cựu công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong thời kỳ chống Mỹ cứu nước và trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Đồng chí Nguyễn Thanh Nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh mong rằng, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu Công an thành phố tiếp tục đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cho thế hệ trẻ, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa, con người Việt Nam.
Tính đến nay, Hội Cựu chiến binh thành phố Đà Nẵng có hơn 3.900 hội viên là nữ. Trong hàng nghìn người phụ nữ đó có những người từng là lính tham gia chiến trường Quảng Đà, trưởng thành từ khói lửa chiến tranh và tôi luyện ý chí trong gian khó để làm nên phẩm chất anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
Ngày 15/4, tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Ninh Thuận (16/4/1975-16/4/2025) và Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Ngày 12/4, tại thôn Mỹ Hà, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Chỉ huy và Ban Liên lạc cựu chiến binh Sư đoàn 341 (Quân khu 4) tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và 50 năm Sư đoàn 341 xuất quân tham gia chiến đấu giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), sáng 9/4, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các đại biểu cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu dân quân tự vệ và các lực lượng tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Sáng 9/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu tại buổi gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư.
Với 95 tuổi đời, 75 tuổi Đảng, ông Lữ Tấn Xa - nguyên Trung tá, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3, Sư đoàn 359, Quân khu 5 vẫn sống mẫu mực, động viên con cháu tích cực học tập, rèn luyện. Ông luôn tâm niệm và chỉ bảo thế hệ trẻ rằng, mọi thành công của mỗi người đều bắt nguồn từ nỗ lực của bản thân và tình yêu thương giúp đỡ của xã hội.
Trong số những cựu chiến binh tiêu biểu của phường Đức Giang, quận Long Biên (Hà Nội), cựu chiến binh Hoàng Văn Đạt nổi bật với những đóng góp cho công tác an sinh xã hội. Từ một thanh niên xung phong nhập ngũ ở tuổi 20, giờ đây ông đã trở thành một doanh nhân thành đạt, luôn tâm huyết với những hoạt động vì cộng đồng.
Trong những câu chuyện, giữa những cái ôm, chúng tôi nghe thấy có tiếng vọng lên của một bác cựu chiến binh từ đám đông "Tau tìm mại không thấy hấn ở mô, lúc trước có hẹn gặp nhau lại một lần mà chắc hấn chết rồi..."
Ngày 16/3, đoàn thiện nguyện do Ban Liên lạc truyền thống Cựu chiến binh Đại đoàn 305 Dù (Đặc công Tây Nam Bộ), Ban Liên lạc Cựu chiến binh Đoàn A54 (Điệp báo khu vực phía nam), nhóm Chung một nhịp đập Sài Gòn cùng nhóm y, bác sĩ phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu, khám bệnh phát thuốc miễn phí và phát quà cho người dân huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre).
Sáng 11/3, tại Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh), Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và 250 đại biểu tiêu biểu trên toàn quốc đã long trọng tổ chức Lễ báo công, tổng kết kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025.
Những ngày này, nữ đạo diễn Nguyễn Thị Hương Dung, cựu chiến binh Nguyễn Văn Kim cùng những đồng đội từng chiến đấu ở Mặt trận Vị Xuyên lại lên đường tới huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang để xây nhà tình nghĩa, chuyển những phần quà, tặng cờ Tổ quốc tới người dân nơi đây. Đây là lần thứ 5 trong 5 năm qua, họ cùng chung tay, đồng hành trong những hoạt động thiện nguyện như xây nhà cho các cựu chiến binh, các gia đình liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn, tặng cờ Tổ quốc cho người dân biên giới, hải đảo nhằm thiết thực tôn vinh và tri ân những người đã dũng cảm hy sinh, đóng góp xương máu và tuổi trẻ để bảo vệ, gìn giữ Tổ quốc.
Trải qua những trận chiến ác liệt, chịu nhiều vết thương, bị bắt và tra tấn dã man, có lần đồng đội tưởng ông đã hy sinh... Trở về từ chiến trường với ba Huân chương Giải phóng, hai Huân chương Chiến công, hai lần danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, ông Ðắc sống bình dị, khiêm nhường và vẫn sẵn sàng làm bất cứ công việc gì có ích cho Ðảng, cho nhân dân.
Chúng tôi gặp cựu chiến binh Hoàng Chính Hòa vào những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Giọng to vang, ông Hòa kể với chúng tôi, về những năm tháng làm việc đầy nhiệt huyết, luôn trăn trở tìm cách góp phần giúp ngành vận tải của tỉnh vượt qua khó khăn mà ông với cương vị Giám đốc Xí nghiệp Xe khách Hải Hưng. Người cựu chiến binh ấy chính là tác giả của một trong những mô hình "khoán xe" trong ngành vận tải.
Trong khuôn khổ chương trình Nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng", diễn ra ngày 6/1 tại Hà Nội, hàng trăm bạn trẻ đã được "sống" với những cảm xúc hào hùng của thế hệ sinh viên các thời kỳ "xếp bút nghiên" lên đường đánh đuổi quân xâm lược, không quản ngại hy sinh, gian khổ để bảo vệ Tổ quốc.
Chiều 31/12, phát biểu tại cuộc gặp mặt Đoàn đại biểu người có công Trung đoàn 271 Quân khu Trị Thiên, nhấn mạnh năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Chủ tịch Quốc hội mong muốn các cựu chiến binh, người có công của Trung đoàn 271 Quân khu Trị Thiên tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu trong lao động, sản xuất, làm giàu cho quê hương, góp phần xây dựng, phát triển đất nước.
Luôn mang trong mình ý chí, phẩm chất kiên trung của người lính Bộ đội Cụ Hồ, bởi vậy dù tuổi đã cao, sức cũng không còn khỏe nữa, nhưng rất nhiều cựu chiến binh tại tỉnh Điện Biên luôn tìm tòi cách làm để phát triển kinh tế gia đình, tạo thêm công ăn việc làm cho con cháu và nhân dân địa phương.