Hai nghị quyết quan trọng vừa được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua, quy định mức tiền phạt mới đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và đất đai, nhằm siết chặt kỷ cương, nâng cao hiệu quả quản lý, ngăn chặn các vi phạm mới phát sinh trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh.
Sáng 28/4, Ủy ban mặt trật Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội và dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn.
Ngày 18/4, Công ty cổ phần Xe điện Hà Nội đã đưa vào vận hành tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình-Bến xe Gia Lâm). Đây là một trong những bước đi cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông đô thị Thủ đô.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chuẩn hoá các thủ tục hành chính về tài nguyên nước. Việc này sẽ giúp chuẩn hóa quy trình quản lý trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Đều đặn mỗi cuối tuần, tại một căn nhà nhỏ nằm trong khu tập thể Thanh Xuân Bắc, phố Khuất Duy Tiến (Hà Nội), một nhóm bạn trẻ gần 30 thành viên lại tiến hành thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt để tái chế thành sản phẩm mới.
Ngày 9/4, tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, Công ty TNHH Map Pacific Singapore (Công ty MPS) tổ chức tổng kết mô hình "Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trên lúa".
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định vừa có văn bản chỉ đạo các cấp chính quyền, ngành chức năng đẩy mạnh quản lý đất đai, môi trường trong thời gian sắp xếp bộ máy hệ thống chính trị nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị để vi phạm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng và môi trường.
Sau 14 năm thực hiện Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 11/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025, sự phát triển vượt bậc của hệ thống đô thị trong nước, của khoa học-công nghệ hiện đại đã đặt ra yêu cầu cần phải kiểm soát việc ứng dụng, lắp đặt và sử dụng ánh sáng nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe, môi trường cho con người và mỹ quan đô thị...
Triển lãm “Kỷ nguyên nhựa” do Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức là một chương trình góp phần nâng cao nhận thức về rác thải nhựa dành cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là các em thiếu nhi.
Ngày 25/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 663/QĐ-TTg ngày 25/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng tác động sâu sắc, việc áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) không chỉ là một yêu cầu tất yếu mà còn là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Sau những kết quả tích cực, khả quan trong công tác xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp, đặc biệt tại làng nghề Phong Khê (thành phố Bắc Ninh), Phú Lâm (huyện Tiên Du), Văn Môn (huyện Yên Phong), tỉnh Bắc Ninh tiếp tục chỉ đạo các địa phương, sở ngành quyết liệt vào cuộc, xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường tại nhiều điểm khác trên địa bàn.
Ngày 21/3, Công ty Cổ phần cao-su Tân Biên (huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) chính thức đưa vào sử dụng hệ thống ứng dụng EUDR-TBRC, nhằm thích ứng các Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) về quản lý nhập khẩu và xuất khẩu các hàng hóa, sản phẩm có liên quan đến mất rừng và suy thoái rừng.
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 140 về kết luận chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Trần Sỹ Thanh tại cuộc họp về cải tạo sông Tô Lịch và chỉnh trang khu vực hai bên sông.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1589/QĐ-UBND, thành lập Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp và môi trường Hà Nội. Trung tâm được hình thành từ việc hợp nhất ba đơn vị: Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường, Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường và Trung tâm Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
Dữ liệu của Cục Thống kê Malaysia (DOSM) ngày 19/3 cho biết, tổng thiệt hại liên quan đến lũ lụt là 933,4 triệu ringgit (210,58 triệu USD) vào năm 2024, tăng so với mức 755,4 triệu ringgit vào năm 2023.
Áp lực từ kỳ vọng của gia đình, thành tích học tập, sự so sánh trong môi trường học đường... không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn tác động đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Theo các chuyên gia giáo dục, việc cân bằng giữa học tập, vui chơi là cần thiết, giúp học sinh đạt được kết quả tốt trong học tập và trang bị tâm thế sẵn sàng đối mặt những thử thách trong cuộc sống.
Trong khuôn khổ Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội”, hai đại diện đến từ Bắc Kinh (Trung Quốc) và Kitakyushu (Nhật Bản) đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc cải thiện chất lượng không khí tại Bắc Kinh và quản lý, bảo vệ môi trường đô thị tại Kitakyushu.
Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt, giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và an ninh quốc phòng, cũng là đô thị có diện tích, dân số lớn hàng đầu cả nước. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế, Hà Nội cũng cao nhất toàn quốc. Tuy nhiên, cùng với đó, Hà Nội đã và đang phải đối diện với rất nhiều thách thức, trong đó có vấn đề về môi trường như ô nhiễm không khí, quá tải trong xử lý chất thải rắn, nước thải,...
Sáng 14/3, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội”.
Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu gom nước thải chung quanh khu vực hồ Tây, nhằm chấm dứt hoàn toàn việc xả thải vào hồ Tây, phục hồi môi trường khu vực. Dự án do quận Tây Hồ làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư hơn 99 tỷ đồng từ ngân sách của quận Tây Hồ.
Ngày 11/3, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “ Thực hành xanh hóa trong sản xuất và tiêu dùng”.
Ngày 10/3, Chính phủ Indonesia cho biết, nước này sẽ đạt được mục tiêu quản lý 100% rác thải vào năm 2029, một mục tiêu được nêu trong Kế hoạch phát triển trung hạn quốc gia giai đoạn 2025-2029.
Nhà máy xử lý nước thải Quán Ngang (giai đoạn 1) nằm ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, được khởi công xây dựng đến nay đã bảy năm với tổng mức vốn đầu tư hơn 104 tỷ đồng. Mục tiêu xây dựng nhà máy nhằm cải thiện tình hình ô nhiễm nguồn nước và vệ sinh khu vực, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào Khu công nghiệp lớn Quán Ngang. Ðến nay, sau nhiều lần gia hạn tiến độ hoàn thành, nhà máy vẫn chưa thể đi vào hoạt động.
Chiều 1/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về thành lập Bộ Nông nghiệp và Môi trường và quyết định về công tác cán bộ. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và phát biểu.
Ngày 10/2/2025, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường đã ký Quyết định số 383/QÐ-BTNMT ban hành "Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố" để đánh giá mức độ thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; đánh giá công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe hệ sinh thái, bảo vệ hệ thống khí hậu và đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường. Các cơ quan chức năng sẽ thực hiện việc đánh giá theo định kỳ hằng năm.
Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, môi trường là một tiêu chí quan trọng. Tuy nhiên, việc thực hiện cũng như duy trì kết quả đối với tiêu chí này còn gặp không ít khó khăn, cần sự “vào cuộc” quyết liệt của chính quyền các địa phương.
Mặc dù không có hình phạt cho việc trễ hạn nhưng các mục tiêu, được gọi là Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), được xem như bằng chứng cho sự nghiêm túc trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.